QUAN TÂM


NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG NGÀY QUỐC TẾ THIẾU NHI 1.6


Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2013

THỐNG NHẤT NỘI DUNG GIAO LƯU OLYPIC 2012 - 2013

THỐNG NHẤT NỘI DUNG, CHƯƠNG TRÌNH
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
TOÁN 3
I. PHẦN SỐ
          - Bảng nhân, bảng chia
          - Các phép tính ( +,-, x, : )
          - Biểu thức, tính giá trị biểu thức.
          Trong 1 bài tập :
          + Có không quá 5 phép tính; Không quá 2 ngoặc đơn
          + Biểu thức kết hợp ngoặc đơn và phép tính thì trong ngoặc đơn không quá 2 phép tính.
( a + b - c ) x D : E - G
          - Chia hết, chia có dư : ( không có toán lời văn )
Liên quan đến bài toán tìm thành phần chưa biết của phép tính :
Bước 1 : Viết biểu thức tìm X
Bước 2 : Giải bài tìm X
          - Tìm thành phần chưa biết của phép tính :   ( x + a ) x b = C;       X + a : b
          - Dãy số, tính chất của dãy số : ( Chỉ điền số vào chỗ chấm )
   1,4,7,10,13;     1,3,4,7,11,18

X có thể là 1 số hoặc 1 biểu thức.
Có thể là dạng như sau : x + x + x + x = .....
          - Điền dấu hoặc số thích hợp để được biểu thức đúng : 1...2....3 = 6;   2 x ... + 5 = 11
( tên tài liệu dạng toán này )
II. ĐẠI LƯỢNG, ĐO ĐẠI LƯỢNG.
          (- Bảng đơn vị đo độ dài : Bảng đơn vị đo độ dài
          - Đơn vị đo khối lượng, thể tích : Gam, kg, lít
          - Đơn vị đo thời gian : (Phút, giờ, ngày, tuần, tháng, năm)
          - Đơn vị đo diện tích : cm2
          - So sánh đơn vị đo.
          - Đổi đơn vị đo
          - Các phép toán với đơn vị đo
III GIẢI TOÁN
          - Tìm một trong các phần bằng nhau của 1 số
          - Gấp một số lên nhiều lần
          - Giảm đi một số lần     
          - So sánh số lớn gấp mấy lần số bé
          - So sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
          - Bài toán liên quan đến rút về đơn vị
( Tối đa là lồng ghép 2 dạng toán trong một bài tập )
Dữ kiện bài toán ( x, y )
a) Hỏi .....
b) Hỏi .....
A + B = C
C + D = E
- Bài toán có nội dung hình học
Trình bày như bài toán có lời văn
Lưu ý chung : Rèn kỹ năng trình bày bài giải, viết phép tính nhân đúng bản chất x được lấy mấy lần.
IV. HÌNH HỌC : 
          - Điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng
          - Hình vuông, hình chữ nhật
                   + Khái niệm; Tính chất
                   + Công thức, cách tính chu vi, diện tích, các thành phần trong công thức.
(4 + 3 ) x 2 = 14
Cho hcn A có dt = hv B có cạnh là c. Tính
- Góc vuông, góc không vuông
- Hình tròn, tâm, bán kính, đường kính.
( Có thể ẩn bất cứ thành phần nào trong công thức tính ). Hình không qua 4 cạnh
Khi trả lời có thể là Cạnh, Độ dài, chiều dài. ( áp dụng tuỳ từng bài tập cụ thể )


Toán 4
I. SỐ TỰ NHIÊN
1. Số tự nhiên ;
          - Khái niệm, hàng, lớp, vị trí, dãy số TN
          - Tính chất của STN, so sánh, sắp thứ tự, số TB cộng
          - Dãy số tự nhiên; Số chẵn; Số lẻ; Dãy số chẵn; Dãy số lẻ;…. ( theo quy luật )
          - Lập số : Cho 1 số chữ số và lập thành các số theo yêu cầu của đề bài    ( không quá 4 chữ số )

2. Các phép tính với STN
          - Các phép tính với STN ( +, -, x, : )
          - Các phép toán với dãy số tự nhiên; Số chẵn; Số lẻ; Dãy số chẵn; Dãy số lẻ;….
          - Tính chất các phép tính với số TN ( giao hoán, kết hợp, nhân 1 số với 1 tổng, ....., nhân, chia với ( cho) 10,100,1000,... )
( a + b ) + c + d + e + ( a + b ) e + e
a + b = c
c + d = e
( không quá 2 bước nhóm, tách. )
          - Dấu hiệu chia hết
II. PHÂN SỐ, TỶ SỐ
1. Phân số
- Các bài toán liên quan đến :  tính chất, rút gọn, quy đồng, So sánh, Tìm phân số của 1 số ....
2. Các phép tính với phân số : ( Tương tự như các phép toán và tính chất đối với các phép toán trong số tự nhiên )
          - Các phép tính với phân số ( +, -, x, : )
          - Tính chất các phép tính với phân số ( giao hoán, kết hợp, cùng nhân, cùng chia,... )
3. Tỷ số
          - Khái niệm, phân biệt phân số - tỷ số
          - Tìm hai số khi biết tổng ( hiệu ) và tỷ số của 2 số đó
III. ĐẠI LƯỢNG, ĐO ĐẠI LƯỢNG.
          ( - Đơn vị đo khối lượng ; Yến, tạ, tấn
          - Đơn vị đo thời gian ; Giây, thế kỷ
          - Đơn vị đo diện tích : dm2 , m2, km2 )
          - So sánh đơn vị đo.
          - Đổi đơn vị đo
          - Các phép toán với đơn vị đo
* Phần chung :
          - Tìm thành phần chưa biết của phép tính ( tìm X )
          - Bài toán về dãy số ( phân số ), quy luật dãy số ( phân số)
          - Bài toán tính nhanh với STN và phân số
          (  Mỗi biểu thức chỉ được kèm theo một dấu = )
IV. GIẢI TOÁN
          - Trung bình cộng
          - Tìm 2 số khi biết : Tổng - Hiệu; Tổng ( hiệu ) - Tỷ ( Tối đa chỉ ẩn 1 thành phần. Để tìm thành phần ẩn đó thì có thể phải giải một bài toán cơ bản, đơn giản )
          - Tìm phân số của 1 số.
          - Bài toán có nội dung hình học
          - Bài toán tính tuổi ( Nội dung là các dạng toán cơ bản học sinh đã được học tối đa là 2 thời điểm trong đó 1 thời điểm là đi tìm thành phần ẩn của bài toán )
Lưu ý :
          - Mỗi phép tính ứng với 1 câu trả lời ( trừ dạng toán TB cộng và bài toán liên quan đến công thức tính
          - Được phép làm gộp ( trong trường hợp buộc phải làm gộp hoặc áp dụng nhận xét, tính chất, công thức ) không quá 2 phép tính.
          - Tất cả các con số trong phép tính phải được đầu bài cho hoặc được tìm ra .

          V. HÌNH HỌC : 
          Đường thẳng song song, đường thẳng vuông góc
          Hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành, hình thoi
          - Khái niệm
          - Tính chất
          - Bài toán liên quan đến Công thức, cách tính chu vi, diện tích, các thành phần trong công thức. áp dụng các tính chất về trung điểm đoạn thẳng, điểm ở giữa.
          - Các bài toán về so sánh diện tích, so sánh đoạn thẳng, Tính độ dài một đoạn thẳng nào đó, chia hình:
          Cộng trừ diện tích thì phải tính toán được bằng số liệu cụ thể.
          - Khi viết diện tích gắn với tên hình thống nhất viết như sau : dtABCD
Viết đầy đủ độ dài đoạn thẳng ...... khi trình bày bài làm.








THỐNG NHẤT NỘI DUNG, CHƯƠNG TRÌNH
TOÁN 5

I. PHẦN SỐ :
          Các nội dung của lớp 4 và bổ sung thêm các nội dung sau :
          I. Phân số, hỗn số
          1. Phân số, hỗn số; các tính chất của phân số, hỗn số.
          2.So sánh phân số : Quy đồng tử, QĐ mẫu, phần bù, phần thừa, so sánh với 1, ss qua phân số trung gian
          3. Các phép toán liên quan đến Phân số, hỗn số: +,-,x,:, rút gọn, các tính chất của phép toán
          4. Dãy số : STN, Phân số
          II. Số thập phân :
          Khái niệm, tính chất, so sánh, quan hệ giữa số thập phân và phân số, số tự nhiên, các phép toán với số thập phân.
          III. Với tất cả các tập số đã học.
          - Tìm thành phần chưa biết của phép tính ( tìm X )
          - Bài toán về dãy số, quy luật dãy số
          - Bài toán tính giá trị biểu thức, tính nhanh tính hợp lý
II. GIẢI TOÁN  
           - Tìm 2 số khi biết :
                     Tổng - Hiệu; Tổng ( hiệu ) - Tỷ
          - Các bài toán về phân số
          - Toán 2 tỷ số
         

             - Bài toán rút về đơn vị
          - Toán về tỷ số phần trăm.
          - Toán chuyển động. Sẽ trả lời cụ thể đầu tháng 4
         
         
Lưu ý :
          - Mỗi phép tính ứng với 1 câu trả lời ( trừ dạng toán TB cộng và bài toán liên quan đến công thức tính
          - Được phép làm gộp ( trong trường hợp buộc phải làm gộp hoặc áp dụng nhận xét, tính chất, công thức ) không quá 2 phép tính.
          - Tất cả các con số trong phép tính phải được đầu bài cho hoặc được tìm ra .

III. ĐẠI LƯỢNG, ĐO ĐẠI LƯỢNG.
          - So sánh đơn vị đo.
          - Đổi đơn vị đo
          - Các phép toán với đơn vị đo
IV. HÌNH HỌC : 
          Hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành, hình thoi, hình tam giác, hình thang, hình tròn, hình khối.
          - Khái niệm
          - Tính chất
          - Bài toán liên quan đến Công thức, cách tính chu vi, diện tích, các thành phần trong công thức. áp dụng các tính chất về trung điểm đoạn thẳng, điểm ở giữa.
          - Các bài toán về so sánh diện tích, so sánh đoạn thẳng, Tính độ dài một đoạn thẳng nào đó, chia hình:
          Cộng trừ diện tích thì phải tính toán được bằng số liệu cụ thể.
          - Khi viết diện tích gắn với tên hình nên viết như sau : dtABCD

Một số yêu cầu khi bồi dưỡng học sinh giỏi

1. Xây dựng kế hoạch dạy cho cả năm học, từng học kì, từng tháng, từng tuần.
2. Xây dựng kế hoạch bài dạy.
Dạy nội dung gì, bài tập nào, tài liệu sử dụng
Nêu cách giải, hướng giải quyết các bài tập và tính ra được kết quả.
3. Khi dạy lưu ý dạy cho học sinh cách tư duy chứ không chỉ dạy 1 loạt bài cụ thể












CHƯƠNG TRÌNH MÔN TIẾNG VIỆT GIAO LƯU OLYMPIC CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2012 – 2013 -  LỚP 3, 4, 5


I. Chương trình dạy môn Tiếng Việt năm học 2012 – 2013:
II. Nội dung Tiếng việt lớp 3 :
  1. Phần đọc hiểu :
      a. LTVC :
  - Dạy ôn tập kiến thức trọng tâm ở lớp 3 :
  - Ôn cách đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi.
  - HS nắm chắc biện pháp nghệ thuật nhân hoá, so sánh để đặt câu, hoặc viết thêm một bộ phận để được một câu hoàn chỉnh.
  - Ôn về dấu câu : dấu phẩy, dấu hai chấm.
  - Mở rộng vốn từ theo chủ điểm.
 b.Yêu cầu cần đạt được :
   - HS biết cách loại trừ, chọn được đáp án đúng.
  - Biết dùng đúng dấu câu.
  - Thông qua những từ ngữ thuộc chủ đề, chủ điểm HS hiểu được một số nét nghĩa cơ bản.
2 . Phần tự luận :
a. Cảm thụ vân học : 
 - Một khổ thơ, bài thơ có trong chương trình Tiểu
Đặc biệt chú trọng đến đoạn thơ, bài thơ có nhiều nghệ thuật, nhiều hình ảnh
 ( biện pháp tu từ )* Yêu cầu :
  - Xác định được các chi tiết cụ thể.
  - Chỉ ra được các biện pháp nghệ thuật.
 - Viết được một đoan văn hoàn chỉnh có mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn .
 - Biết cảm nhận theo đúng yêu cầu của đề:
 VD   : - Nêu cảm nhận  của em về đoạn thơ hoặc bài thơ trên.
\b. Tập làm văn :
   Thể loại :
  - Viết bài văn ngắn (10 - 12 câu ) về  một cảnh đẹp của quê hương đất nước...
  - Kể chuyện : Kể được một câu chuyện ngắn với nội dung gần gũi, phù hợp với
* Dạng đề :
-         Thông qua một khổ thơ hay bài thơ yêu cầu HS viết, kể...
-         Tạo lời dẫn làm điểm tựa để yêu cầu HS làm bài theo yêu cầu của đề.
IV.Tài liệu để cung cấp kiến thức cho HS :
      1. Các nội dung trọng tâm của  phân môn Tiếng việt ( Tập đọc, LTVC, Tập làm văn ở lớp 3 ).
      2. Các dạng bài tập trắc nghiệm, vở luyện TV 3 tập 1,2
      3. Sách tham khảo dành cho HS lớp 3 ( Bồi dưỡng năng lực cảm thụ, những bài văn mẫu... )
V. Bố cục đề thi
    Đề thi gồm 2 phần :
      1. Trắc nghiệm khách quan ( 6 điểm )
       - Thông qua một đoạn văn trong chương trình để tạo các câu hỏi phù hợp với kiến thức mà HS đang học. Mỗi câu hỏi có 3 phương án để HS lựa chọn một đáp án đúng. ( mỗi đề 6 câu ).Không có câu hỏi về biện pháp nghệ thuật.
     2. Tự luận :
       a. Cảm thụ văn học ( 4 điểm ).
          -  Chọn một khổ thơ có trong chương trình từ lớp 1 đến lớp3 hoặc những khổ thơ trong chương trình mà gần gũi với các em.
          -Tạo những câu hỏi gợi ý:
         Ví dụ : + Những đoạn thơ trên nằm trong bài thơ nào, của tác giả nào ?
                     + Nội dung chính của đoạn thơ là gì ?
                     + Trong khổ thơ có những biện pháp nghệ thuật nào ?
                     + Em thích hình ảnh, biện pháp nghệ thuật nhất ? Vì sao ?
             Yêu cầu của đề : Hãy viột đoạn văn hoàn chỉnh nêu cảm nhận của em khi đọc khổ thơ trên.
      b.Tập làm văn ( 10 điểm )
        - Từ một bài thơ hoặc một khổ thơ yêu cầu HS viết một bài văn hoàn chỉnh về một cảnh đẹp của quê hương, đất nước...
       - Bằng một bài văn ngắn, kể lại một câu chuyện thông qua  một khổ
 thơ hay một bài thơ để HS có cơ sở phát triển thành một câu chuyện.






















III. NỘI DUNG, CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT LỚP 4 :
      1. Phần đọc hiểu :
      a. LTVC :
  - Dạy ôn tập kiến thức trọng tâm ở lớp 3 : 
  - HS nắm chắc biện pháp nghệ thuật nhân hoá, so sánh.
  - Ôn về dấu câu : dấu phẩy, dấu hai chấm.
  - Dạy trọng tâm các kiến thức ở trong chương trình lớp 4 :
  - Mở rộng vốn từ theo chủ điểm.
  - Từ đơn, từ phức ( từ ghép, từ láy ).
  - Từ ghép phân loại, Từ ghép tổng hợp.
  - Kiến thức về từ loại ( DT, ĐT, TT ).
  - Xác định thành phần của câu ( TN, CN, VN )
  - Kiến thức về các kiểu câu kể.
2 . Phần tự luận :
a. Cảm thụ vân học :

 - Một khổ thơ, bài thơ có trong chương trình Tiểu học 
Đặc biệt chú trọng đến những áng văn, đoạn thơ bài thơ có nhiều nghệ thuật, nhiều hình ảnh ( biện pháp tu từ ).
* Yêu cầu :
  - Xác định được nội dung chính.
  - Chỉ ra được các chi tiết quan trọng.
  - Chỉ ra được các biện pháp nghệ thuật, các từ gợi cảm, gợi tả.
  - Nêu được tác dụng của nghệ thuật.
  - Biết cảm nhận theo đúng yêu cầu của đề.
  - Viết được một đoan văn hoàn chỉnh có mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn .
* Đối với yêu cầu của đề bài :
VD   : - Nêu cảm nhận  của em về  đoạn thơ hoặc bài thơ trên.
          - Nêu cảm nhận về một hình ảnh hay một biện pháp nghệ thuật mà em thích nhất ( hay nhất ).
b. Tập làm văn :
Thể loại : Kể chuyện,, tả cây cối.
Yêu cầu :
- Kể chuyện : Kể được một câu chuyện hoàn chỉnh với nội dung gần gũi, phù hợp với HS.
- Bài làm của HS có sự tưởng tượng, sáng tạo :
 + Có cốt chuện.
 + Có nhân vật.
 + có tình huống.
 + Giải quyết tình huống.
 + Nêu được ý nghĩa, bài học từ câu chuyện đối với bản thân.
- Thể loại văn miêu tả : tả cây cối.
 + Đúng cấu tạo của một bài văn miêu tả theo từng thể loại : về cấu tạo, đặc điểm, tính chất và tác dụng...
+ Sử dụng các hình ảnh liên tưởng, các từ láy, nghệ thuật : Nhân hoá, so sánh …
- Viêt một bài văn hoàn chỉnh :
+ Một bài văn phải có mở bài, thân bài và kết bài.
* Dạng đề :
-         Thông qua một khổ thơ hay bài thơ yêu cầu HS kể, tả...
-         Tao lời dẫn làm điểm tựa để yêu cầu HS làm bài theo yêu cầu của đề.
VII.Tài liệu để cung cấp kiến thức cho HS :
      1. Các nội dung trọng tâm của từng phân môn Tiếng việt ( Tập đọc, LTVC, Tập làm văn ở lớp 4 ).
      2. Các dạng bài tập trắc nghiệm, vở luyện TV 4 tập 1,2
      3. Sách tham khảo dành cho HS lớp 4 ( Bồi dưỡng năng lực cảm thụ, những bài văn mẫu... )
VII. Bố cục đề thi
    Đề thi gồm 2 phần :
      1. Trắc nghiệm khách quan ( 6điểm )
       - Thông qua một đoạn văn, có trong chương trình để tạo các câu hỏi phù hợp với kiến thức mà HS đang học .Mỗi câu hỏi có 3 phương án để HS lựa chọn một đáp án đúng. ( mỗi đề có 6 câu ).
     2. Tự luận :
       a. Cảm thụ văn học ( 4 điểm ).
          -  Chọn một khổ thơ có trong chương trình từ lớp 1 đến lớp 4 mà gần gũi với các em.
          Yêu cầu của đề : Hãy viết một đoạn văn hoàn chỉnh nêu cảm nhận của em khi đọc khổ thơ trên.       
      b.Tập làm văn ( 10 điểm )
   - Từ một bài thơ hoặc một khổ thơ yêu cầu HS viết một bài văn hoàn chỉnh về một câu chuyện, tả về một loài cây, loài hoa.
   - Yêu cầu của đề bài rõ ràng, không đánh đố HS.












II. Chương trình dạy môn Tiếng Việt Lớp 5, năm học 2012 – 2013:
   1.Yêu cầu về kỹ năng :
-         Phân tích đề ( HS xác định được yêu cầu trọng tâm của đề bài. )
-         Viết theo thể loại bài, dang bài.
-         Làm các bài tập trắc nghiệm
-         Tốc độ viết bài, chữ viết và trình bày của HS
    2. Phương pháp dạy:
-         Không nên dạy mẫu, dạy tủ và đọc chép
-         Dạy cho HS vận dụng để viêt văn hay
-         Từ một đề GV phải phát triển thành nhiều đề
-         Tìm đề mới đề hay
-         Không dạy quá tải ( vượt cấp )
-         Bồi dưỡng năng lực cảm thụ, rèn kỹ năng xác định, vận dụng khi làm bài
III. Nội dung
1.     Phần đọc hiểu :
a.     LTVC :
*   Dạy ôn tập kiến thức ở lớp 4 trọng tâm vào : Từ loại ( DT, ĐT, TT) ; Từ đơn, Từ ghép, từ láy
-         Dạng bài xác định thành phần câu ( TN, CN, VN )
-         Phân biệt các kiểu câu
*   Kiến thức lớp 5:
-         Từ đồng nghĩa, trái nghĩa, nhiều nghĩa, đồng âm
-         Quan hệ từ.
-         Mở rộng vốn từ: tập trung vào các chủ điểm ở lớp 5
-         Câu đơn, câu ghép
-         Dấu câu, các cặp quan hệ từ ( QHT)
   b.Yêu cầu
-         hiểu nắm được khái niệm
-         Thay cặp QHT bằng 1 QHT
-         Tìm từ chứa tiếng không mang nghĩa cho trước hoặc có nghĩa cho trước
-         Phân biệt được từ ghép, từ láy
-         Xác định được DT, ĐT, TT
-         Xác định đúng câu đơn, câu ghép, các kiểu câu…
-         Phần đọc hiểu : HS xác định nội dung chính , ý chính.
2 . Phần tự luận :
a. Cảm thụ vân học :

 - Một khổ thơ, bài thơ từ lứp 2 - 5 có trong chương trình Tiểu học. Đặc biệt chú trọng đến những đoạn thơ, bài thơ có nhiều nghệ thuật, nhiều hình ảnh ( biện pháp tu từ )
* Yêu cầu :
 - Viết được một đoan văn hoàn chỉnh có mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn .
 - Biết cảm nhận theo đúng yêu cầu của đề:
 VD   : - Nêu cảm nhận  của em về đoạn thơ hoặc bài thơ trên
            - Nêu cảm nhận về một hình ảnh hay một biện pháp nghệ thuật mà em thích nhất ( hay nhất ).
b. Tập làm văn :
   Thể loại :  Tả cảnh, tả người
-         Xác định đúng cảnh cần miêu tả : Cảnh gì ? cảnh đó ở đâu, thời gian miêu tả .
-         Trình tự  miêu tả : tả theo không gian hay thời gian.
-         Rèn HS cách quan sát, phát huy các giác quan.
-         Sử dụng các hình ảnh liên tưởng, các từ láy, nghệ thuật : Nhân hoá, so sánh …
-         Tạo các đề ở các vùng miền khác nhau để HS phân biệt từng mảng cảnh.
+ Dạng đề :
-         Thông qua một đoạn văn, khổ thơ hay bài thơ yêu cầu HS tả. 
-         Tạo lời dẫn làm điểm tựa để yêu cầu HS tả.
·        Tả người
     Tả người
Tập trung vào dạng bài :
-         Tả hoạt động   
Yêu cầu :
-         Xác định đúng đối tượng miêu tả : Người đó là ai? Thân phận, nghề nghiệp cùng với mối quan hệ…
-         Trình tự  miêu tả
-         Rèn HS cách quan sát ,phát huy các giác quan .
-         Sử dụng các hình ảnh liên tưởng, các từ láy, nghệ thuật …
+ Dạng đề :
-         Thông qua một đoạn thơ, khổ thơ hay bài thơ yêu cầu HS tả
-         Tạo lời dẫn làm điểm tựa để yêu cầu HS tả .
V. Bố cục đề thi
    Đề thi gồm 2 phần :
1.     Đọc hiểu, LTVC ( 6 điểm ), không có câu hỏi về nghệ thuật ( biện pháp tu từ )
2.     Tự luận :
a.     Cảm thụ văn học ( 4 điểm )
b.     Tập làm văn ( 10 điểm )




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét


LỜI DẠY CỦA ĐỨC KHỔNG TỬ.



Hình hài của mẹ cha cho
Trí khôn đời dạy, đói no tự mình.
Sang hèn trong kiếp nhân sinh
Buồn vui sướng khổ thường tình thế thôi.
Không hơn thì cũng bằng người
Cho thiên hạ khỏi ai cười ai khinh.

Có trí thì ham học
Bất trí thì ham chơi.
Trí khôn tạo nên người
Đức nhân tìm ra bạn.
Thành đạt nhờ trí sáng
Rạng danh nhờ đức dày.
Làm nên nhờ có thầy
Đủ đầy nhờ có bạn.
Gái ngoan nhờ đức hạnh
Trai mạnh nhờ lực cường.
Tươi đẹp lắm người thương
Lực cường nhiều kẻ nạnh.
Dễ thích nghi thì sống
Biết năng động thì lên.
Đủ tài trí làm nên
Đủ sức bền thì thắng.
Biết mình khi hoạn nạn
Hiểu bạn lúc gian nguy.
Nghèo hèn bởi tự ti
Ngu si bởi tự phụ.
Tài đức cao hơn phú
Hạnh phúc đủ hơn giàu.
Sống trung tín bền lâu
Tình nghĩa sâu hạnh phúc.
Đủ tài thì đỡ cực
Đủ sức thì đỡ nghèo.
Dốt nát hay làm theo
Hiểu nhiều bởi học tập.
Hỏng việc bởi hấp tấp
Va vấp bởi vội vàng.
Cảnh giác với lời khen
Bình tâm nghe lời trách.
Quá nghiêm thì ít bạn
Dễ dãi bạn khinh nhờn.
Không hứa hão là khôn
Không tin xằng ít vạ.
Làm ơn đừng mong trả
Được ơn nhớ đừng quên.
Nhu nhược bị ép chèn
Quá cương thường bị gãy.
Cái quý thì khó thấy
Dễ thấy thường của tồi.
Của rẻ là của ôi
Dùng người tồi sinh vạ.
Đẹp lòng hơn tốt mã
Nền nã hơn kiêu kỳ.
Thận trọng từng bước đi
Xét suy từng hành động.
Hiểu biết nhiều dễ sống
Luôn chủ động dễ thành.
Thận trọng trước lợi danh
Giữ mình đừng buông thả.
Tránh xa phường trí trá
Tai vạ bởi nể nang.
Tài giỏi chớ khoe khoang
Giàu sang đừng kênh kiệu.
Học bao nhiêu vẫn thiếu
Hiểu bao nhiêu chẳng thừa.
Nhân đức chớ bán mua
Được thua không nản chí.
Đủ sức tài bớt lụy
Đủ dũng khí chẳng hàng.
Có vợ đảm thì sang
Có bạn vàng thì quý.
Đói nghèo vì bệnh sĩ
Quẫn trí dễ làm liều.
Tỉnh táo với tình yêu
Biết điều khi yếu thế.
Lo việc nhà chớ kể
Tình nghiã chớ đếm đong.
Giữ trọn chữ hiếu trung
Với tổ tiên gia tộc.
Cây tốt tươi nhờ gốc
Người phúc lộc nhớ nguồn.
Sống bất nghĩa tai ương
Sống bất lương tù ngục.
Phải cầu xin là nhục
Phải khuất phục là hèn.
Hay đố kị nhỏ nhen
Hay ép chèn độc ác.
Lắm gian truân càng sáng
Nhiều hoạn nạn càng tinh.
Sống nhịn nhường hỉ hả.
Thiếu tình thương man trá
Gắn vàng đá cũng tan.
Biết dạy dỗ con ngoan
Chịu bảo ban con giỏi.
Tính khôn nhờ học hỏi

Với mình phải nghiêm minh
Với chúng sinh nhân ái.
Đang thắng phòng khi bại
Gặt hái phòng mất mùa
Thói quen càng khó chừa
Say sưa càng khó tỉnh
Sống ỷ lại ăn sẵn
Hay đua đòi loạn tàn
Quá dễ hay tai ương.
Gia đình trọng yêu thương

Cứng cỏi nhờ luyện rèn.
Sống vì nhau dễ bền
Sống vì tiền dễ vỡ.
Rèn con từ lúc bé
Khuyên vợ lúc mới về.
Muốn hiểu cần lắng nghe
Thích khoe thì trí cạn.
Sống dựa dẫm ngu đần
Sống bất cần phá sản.
Phận bạc dễ bán mình
Kẻ tồi chơi xấu bạn
Khốn nạn quên mẹ cha.
Tốt đep hãy phô ra
Xấu xa nên che lại.
Có ích thì tồn tại
Có hại thì diệt vong.
Nhiều tham vọng long đong
Lắm ước mong lận đận.
Hay vội vàng hối hận
Qua cẩn thận lỗi thời.
Biết được người là sáng
Hiểu được bạn là khôn.
Khiêm tốn là tự tôn
Kiêu căng là tự sát.
Hứa trước là khó đạt
Hèn nhát thì khó thành.
Thù hận bởi lợi danh
Tranh dành bởi chức vụ
Giàu sang hay đố kỵ
Tài trí sinh ghen ghét
Tham giàu thì cuồng điên
Tham quyền thì độc ác.
Vì tiền thì dễ bạc
Vì tình nghĩa bền lâu.
Người hiểu nói chọn câu
Kẻ dốt tâu phách lối.
Có quyền thì hám lợi
Có tội thường xun xoe.
Khờ dại hay bị lừa
Nói bừa hay vạ miệng.
Đa khôn thì tai tiếng
Ngậm miệng dễ được tin.
Hám lợi hay cầu xin
Hám quyền hay xu nịnh
Tham quan thường bất chính.
Lười biếng hay kêu ca
Thật thà hay oan trái
Thẳng thắn hay bị hại
Thông thái hay bị lừa.
Chiều con quá con hư
Tiền của dư con hỏng
Giàu mạnh thường thao túng
Nghèo vụng thường theo đuôi.
Người tài giỏi khó chơi
Kẻ chây lười khó bảo.
Thành tâm thì đắc đạo
Mạnh bạo việc dễ thành.
Quân tử thì trọng danh
Tiểu nhân thường trọng lợi.
Bất tài hay đòi hỏi
Lọc lõi khó khiêm nhường.
Tình nghĩa thường khó quên
Nợ nhân duyên khó trả.
Khó thuần phục kẻ sĩ
Khó phòng bị tướng tài.
Biết chấp nhận thảnh thơi
Hay hận đời đau khổ.
Của quí thường khó giữ
Con cầu thường khó nuôi.
Nhà đủ của hiếm con
Nhà lắm người bạc cạn.
Khó gần người quá sạch
Vắng khách tại quá nghèo.
Dễ nổi danh kỵ hiền
Dễ kiếm tiền khó giữ.

Kiếp người là duyên nợ
Lành vỡ lẽ thường tình
Bại thành bởi lực trí
Thời gian đừng uổng phí
Thời cơ khó bỏ qua
Biết suy nghĩ sâu xa
Vững vàng khi thành bại.
Cần học và hành mãi
Sẽ gặt hái thành công.

NỘI DUNG MỚI - QUAN TÂM

DỰ BÁO THỜI TIẾT
ĐỂ CHO BÀN THỜ ĐƯỢC TÔN LINH
CHỜ 1
CHỜ 1
CHỜ 1
CHỜ 1
CHỜ 1
CHỜ 1
CHỜ 1
CHỜ 1
CHỜ 1

GIÁO DỤC TIỂU HỌC TẠI MỸ
BẢNG TỔNG HỢP ĐIỂM THI 8 TUẦN KỲ 1. NĂM HỌC 2013 - 2014. KHỐI 5
TOÁN MẸO
SỐ ĐIỆN THOẠI P/H
BÀN TAY NẶN BỘT
TỪ ĐIỂN TỬ VI
MẪU SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
CHỜ 1
CHỜ 2
CHỜ 1
CHỜ 1
CHỜ 1
CHỜ 1
CHỜ 1
CHỜ 1
CHỜ 1
CHỜ 1
CHỜ 1
CHỜ 1
CHỜ 1
CHỜ 1
CHỜ 1
CHỜ 1
CHỜ 1
CHỜ 1
CHỜ 1
CHỜ 1
CHỜ 1
CHỜ 1
CHỜ 1
CHỜ 1
CHỜ 1
CHỜ 1
CHỜ 1
CHỜ 1
CHỜ 1
CHỜ 1
CHỜ 1