1. Cách lau dọn bàn thờ
để không tán lộc, động tài
Theo các nhà tâm linh, bàn thờ không nên
lau dọn (bao sái) thường xuyên vì khu vực đặt bát hương rất cần tụ khí, nếu
động chạm liên tục thì không tốt.
Bàn thờ là nơi cần tụ khí, chỉ nên
lau dọn cho sạch sẽ, tránh di chuyển bát hương. Ảnh: U.H
Trước khi bao sái bàn thờ, người bao sái
cần tắm rửa sạch sẽ và chỉ nên lau sạch đèn nến, đồ thờ, không làm tổng thể như
dịp Tết. Tối kị động chạm dịch chuyển bát hương vì quan niệm thần linh, gia
tiên khó an vị để phù hộ con cháu.
Nước bao sái bàn thờ là nước 5 thứ thảo
dược (quế, hồi, đinh hương, gỗ vang, bạch đàn), hoặc rượu gừng để tẩy uế, làm
sạch đồ thờ cúng, rửa sạch, cho vào nồi với 1,5 lít nước, đun sôi kỹ, để ấm rồi
dùng nước đó để lau rửa bàn thờ và đồ thờ cúng.
Việc bao sái ai làm cũng được, chỉ cần cẩn
thận, tỉ mỉ để tránh đổ vỡ đồ thờ quý, vật phẩm, ảnh gia tiên…
Muốn bao sái tổng thể bàn thờ nên chờ tới
cuối tháng, tốt nhất là cuối năm hãy làm. Còn không nên nhổ bỏ chân hương, dịch
chuyển bát hương.
Các nhà tâm linh cho rằng, khoảng 2 - 3
tháng hãy bao sái bàn thờ một lần. Không lau dọn thường xuyên vì khu vực đặt
bát hương rất cần tụ khí, nếu động chạm liên tục thì theo tâm linh cũng không
tốt. Còn bình thường khi thắp hương chỉ nên lau bàn thờ cho sạch sẽ, không để
bụi bẩn, hay mạng nhện dính ở đó.
Có người nói việc bát hương đầy chặt chân
hương sẽ mang lại tài lộc cho gia chủ. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, phải bao
sái sạch sẽ, rút sạch chân hương để bát hương quang quẻ, không che mắt thần
linh, gia tiên thì mới phù hộ được cho con cháu. Còn các chuyên gia tâm linh
cho rằng, việc tỉa chân hương có thể làm hàng tháng vào dịp cuối tháng để bát
hương, bàn thờ luôn sạch sẽ, sáng sủa và tránh hỏa hoạn.
2. Cách đặt từng đồ vật
trên bàn thờ gia tiên mang tài lộc cho gia chủ
Đồ vật quan trọng nhất của bàn thờ là bát
hương. Nó được ví như ngôi nhà để các cụ trong gia đình đi về. Bát hương nên
mua đồ bát hương Bát tràng, đẹp, bền mà có thổ không nên dùng bát hương Tàu.
Tối kỵ dùng bát hương màu vàng thờ gia tiên vì màu vàng là màu hoàng đế chỉ
dành để thờ quan, thần hoặc các vị thời trước có tước vị trong hoàng tộc.
Trong bát hương nên dùng tro sạch đốt từ
rơm rạ thơm phủ đầy lòng bát hương.
Quan trọng nhất trong bát hương là cốt bát
hương. Cốt bát hương gồm 01 túi giấy nhỏ có ghi tên tuổi, năm mất, nơi mất và
những câu thần chú + chỉ ngũ sắc do thày phù thủy thụ lý vào – như sổ đỏ của
người trần giới.
Tùy theo kinh tế của
gia chủ có những vật thờ khác nhau nhưng nhất thiết trên ban thờ phải đảm
bảo 5 yếu tố: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ.
- Kim: Là giá nến
- Mộc: Là bàn thờ,
ngai hoặc giá nến, bài vị
- Thủy: Là bình, chai
nước, chén nước thờ.
- Hỏa: Là ngọn đèn
dầu hoặc nến thờ trên ban thờ và là hương khi thắp lên.
- Thổ: là bát hương
làm từ đất sét nung lên (bát hương Bát Tràng).
Lưu ý là toàn bộ đồ
vật bàn thờ mua mới đều phải được bao sái cẩn thận. Nếu không biết cách bao
sái thì phải hỏi ý kiến của chuyên gia.
|
|
Cây vàng khối là vàng mã có đủ 5 màu dành
cho bàn thờ gia tiên. Nên dùng màu xanh, đỏ, mua về bọc băng dính lại cẩn thận
(băng dính trắng để thờ được lâu) và cây đặt bên trái bát hương (tính theo
hướng bàn thờ) phải cao hơn cây bên phải vì: Tả Thanh Long (cây màu xanh ) –
Hữu bạch Hổ. Người xưa có câu ca rằng: Thà cho Long cao ngàn trượng chứ không
để hổ ngẩng cao đầu.
Thường bàn thờ gia tiên có 1 lọ để cắm hoa
vào ngày mùng 1 và ngày 15 âm hàng tháng. Vào ngày thường, lọ này để không
không, nên người xưa gọi là độc bình. Ngày nay, người hiện đại mua 02 lọ thờ
đối xứng hai bên trên bàn thờ là không đúng. Nếu muốn mua 02 lọ chỉ để chơi
trong nhà chứ không nên đặt lên bàn thờ. Lọ độc bình thường đặt bên tay trái
(hướng đông) theo quan niệm: đông bình tây quả.
Nên mua giá nến làm bằng đồng hoặc gỗ, tốt
nhất là bằng đồng.
Nước thanh tịnh được thay vào mỗi lần thắp
hương: nén nhang chén nước.
Lọ đựng hương được đặt bên phải bàn thờ,
nên mua loại được làm bằng gốm.
3. Tài lộc đầy nhà nhờ bố
trí bàn thờ đúng phong thủy
Bàn thờ tuyệt đối không nên đặt dưới xà
ngang. Quan niệm phong thuỷ cho rằng, nếu xà ngang trên trần nhà ở ngay
trên bàn thờ sẽ sản sinh ra sát khí áp lực, khiến cho các thành viên trong gia
đình đau đầu, thần kinh suy nhược, nặng thì khiến vận thế trong gia đình bị ảnh
hưởng.
Bàn thờ đặt dưới xà ngang ảnh hưởng rất
lớn đến sức khoẻ gia chủ.
Phía sau ban thờ đặc biệt không được có
nhà vệ sinh, nhà tắm do có âm khí và xú khí nặng. Sau bàn thờ cũng không
được có thang máy, cầu thang, nếu không chủ nhân dễ bị tán tài tán của, thương
tật ở lưng.
Bàn thờ không được đối diện với lò,
bếp, kể cả hướng lệch sang bên cũng không tốt. Nếu không còn vị trí nào
khác để đặt ban thờ thì nên lấy bình phong che lại.
Phòng thờ không nên đặt ở nền đất vốn
trước đây là nhà bếp, nhà vệ sinh do chất đất không tốt.
Bàn thờ không nên treo trên không, không
có chỗ dựa lưng hoặc trên đường đi. Sở dĩ có quan niệm này vì người xưa cho
rằng bàn thờ là nơi cần được hội tụ linh khí, khí trường bàn thờ sung mãn có
thể khiến toàn gia đình được an lành hạnh phúc. Nếu bàn thờ treo trên không,
không có chỗ dựa lưng hoặc ở nơi đi lại dễ khiến người trong nhà bất an, gia
vận trồi sụt khó đoán.
Bàn thờ ngược với hướng nhà dễ khiến người
trong nhà bất hòa, dễ gặp bất trắc bệnh tật. Nếu đặt ở vị trí quay sang
trái hoặc sang phải nhà thì chủ nhân dễ có tâm sự phiền muộn khó nói ra.
Bàn thờ không được xung với đường
đi. Bàn thờ bị đường đi đâm thẳng vào dễ gây bất an tổn hại đến cung tài
lộc, dễ gây tai nạn ngoài ý muốn hoặc bệnh tật ốm đau.
Những vật phẩm bạn
tuyệt đối không được đặt lên bàn thờ
|
- Trên ban thờ kị đặt
các vật linh tinh, dao kéo, thuốc men, không được dùng tủ thờ làm nơi cất
giữ đồ đạc hoặc bể cá, vô tuyến, loa đài.
- Bên phải bàn thờ
không được đặt đồ điện. Đặt đồ điện bên phải bàn thờ sẽ phạm vào sát khí
của Bạch Hổ, dễ xảy ra chuyện không may. Bên phải bàn thờ nên đặt một đôi
tì hưu hoặc long quy, có thể hóa giải sát khí, cải thiện môi trường phong
thủy.
- Bên trái bàn thờ
không được bừa bộn. Phía bên trái bàn thờ nếu như để bừa bộn hoặc có thùng
rác hay các vật ô uế sẽ gây ảnh hưởng đến vận thế, sức khỏe và sự nghiệp
của gia đình. Người chịu ảnh hưởng lớn nhất là con trai và người đàn ông
trong gia đình. Vì vậy, bên trái bàn thờ phải giữ gìn sạch sẽ, quét dọn
thường xuyên.
- Phía dưới bàn thờ
không được để đồ. Phía dưới bàn thờ cần được giữ sạch sẽ, không được chất
đống đồ đạc ở dưới, nếu có thì chỉ nên để một chiếc la bàn. Đặc biệt chú ý
không được để đồ điện và bể các vì sẽ làm tinh thần gia chủ bị sa sút, tài
sản hao hụt.
- Không nên đặt hoa
giả trên bàn thờ vì hoa thật thể hiện được sự chân thành. Khi hoa héo cần
bỏ ngay. Nếu để hoa giả, hoa khô trên bàn thờ sẽ khiến gia chủ gặp nhiều
xui xẻo, gia đình hay gây gỗ cãi cọ nhau.
- Cũng giống như hoa,
trái cây bạn cũng nên cúng trái cây tươi để ông bà tổ tiên có thể "ăn
hương ăn hoa", hưởng lộc con cháu gửi. Nếu bạn gửi lộc giả thì người
đã khuất không nhận được.
- Tuyệt đối không
dùng cát để thay cho tro ở trong bát hương. Bởi việc này sẽ khiến cho gia
đình lục đục, gặp những điều không may mắn.
- Bàn thờ là nơi tâm
linh, thanh tịnh nên những cành vàng lá ngọc không nên đặt lên. Những thứ
cành vàng lá ngọc có nhiều điều khó nói như: Bày bán chỗ có sạch không, cất
giữ thế nào, có bị ô uế hay không… Muốn trưng thì cần biết rõ gốc
tích của nó.
- Theo các nhà tâm
linh, bát hương thể hiện cho cái đầu của gia chủ, khi bốc bát hương mà
không lèn chặt, thì sau một thời gian tro hương sẽ chắc lại, dân gian cho
là có thể làm gia chủ đau đầu. Bàn thờ nếu có đủ ngũ hành là tốt. Nhưng các
đồ kim loại như đỉnh đồng, lư đồng, bát hương đồng, hạc đồng, đỉnh đồng,
chân nến… những đồ cúng lễ bằng kim loại cũng không nên đặt nhiều.
- Giấy tiền vàng mã
là vật phẩm có thể dâng cúng trên bàn thờ gia tiên, nhưng giấy tiền vàng mã
là vật tuyệt đối không được đặt lên bàn thờ Phật. Đây là vật phẩm cúng cho
người đã khuất, không được tùy tiện dâng lên bàn thờ Phật, gây mất sự trang
nghiêm.
|
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét