GIÁO DỤC TIỂU HỌC Ở MỸ (
Sưu tầm Internet )
Cách người Mỹ dạy học sinh
tiểu học
Động
lực đằng sau một cường quốc kinh tế là gì? Rốt cục họ đã có một nền giáo dục
như thế nào? Sau đây là bài viết của một tác giả người Trung Quốc về nền giáo
dục tiểu học Mỹ cộng với các câu chuyện để bạn đọc tiện so sánh hai nền giáo
dục Mỹ - Trung Quốc.
Mục
tiêu giáo dục tiểu học Mỹ
Cho dù
là người Hoa ở Mỹ, bạn cũng khó hiểu rõ được đâu là trình độ tri thức mà học
sinh tiểu học ở Mỹ phải đạt đến, sau đây chỉ là một tiêu chuẩn sơ lược để tham
khảo.
1. Tốt
nghiệp mẫu giáo
Có thể
nhận biết và phân biệt con số, có thể biểu đạt khái niệm toán học trừu tượng
bằng những vật thể cụ thể như hòn sỏi, mẩu giấy, cái que…; nhận biết 26 chữ cái
tiếng Anh, phân biệt nguyên âm và phụ âm; phân biệt được các ngành nghề khác
nhau đại ý làm những gì, ví dụ như bác sĩ, giáo viên, người đưa thư, cảnh sát,
cảnh sát phòng cháy chữa cháy… hiểu được quá trình diễn biến của cuộc đời sinh
vật, bao gồm sinh, lão, bệnh, tử của con người, sâu biến thành bướm,…; học địa
lý từ địa cầu, bản đồ; hiểu được rằng trên trái đất có rất nhiều cư dân, rất
nhiều quốc gia và những màu da khác nhau, hiểu được rằng người cần ở trong nhà,
trẻ em cần đến trường, người trưởng thành cần đi làm…
2. Lớp 1
Có thể
đếm từ 1 đến 100, có thể đếm số có hai chữ số hoặc thế nào là bội số của 5,
biết số lẻ và số chẵn, biết phép cộng trừ đơn giản; học cách quan sát, chia
ngành phân loại đối với những sự vật và vật phẩm khác nhau; có thể lấy dẫn
chứng về quá trình diễn biến của sự sống, hiểu được quan hệ sống tương trợ giữa
động thực vật trong thiên nhiên; học sử dụng tranh ảnh để biểu đạt ý; hiểu tính
tất yếu của việc mặc, ăn, ở và mái ấm gia đình; hiểu rõ quan hệ giữa các thành
viên trong gia đình, giữa những người làng xóm.
3. Lớp 2
Biết
đọc, viết số có ba chữ số, từ năm số tùy ý chọn, có thể đếm xuôi hoặc đếm
ngược; vận dụng thành thạo phép cộng trừ đối với số có hai chữ số, biết dùng
những đơn vị đo lường như inch (tấc Anh) hoặc centimet để đo độ dài, biết xem
đồng hồ; đọc sách, duy trì đều đặn việc viết (nhận xét, bình luận) sau khi đọc
sách, học cách viết tổng kết, hiểu và phân biệt được những hình thức văn học
khác nhau như: thơ, tản văn, tiểu thuyết, truyện ký…, biết được sự khác nhau
giữa tác phẩm hư cấu và tác phẩm phi hư cấu; bắt đầu học nghiên cứu độc lập về
động vật, ví dụ như vấn đề sinh thái của côn trùng…
4. Lớp 3
Học
được cách biến tư liệu thành biểu đồ; biết so sánh sự lớn nhỏ và cộng trừ trong
phạm vi 100.000, thành thạo phép cộng, trừ, nhân, chia đối với số có ba chữ số;
có thể lấy những tài liệu tại chỗ trong môi trường xung quanh, sưu tập, tổ chức
tài liệu, hiểu được cách giữ gìn sức khỏe của con người, hiểu rõ quá trình diễn
biến cuộc đời của những động vật nhỏ như: ếch, bướm, gà con, chuột bạch…; hiểu
cách sử dụng tự điển; có thể hiểu tư tưởng của những tác phẩm và các nhà văn,
họa sĩ mình yêu thích biểu đạt, hiểu được các tác phẩm văn học trong các bối
cảnh văn hóa khác nhau.
5. Lớp 4
Dùng
máy tính để tính toán những con số rất lớn, so sánh lớn nhỏ trong phạm vi 1.000.000,
học số thập phân và phân số, vẽ biểu đồ; có thể giải thích sự khác nhau của khí
hậu giữa các vùng đất trên thế giới nhờ bản đồ, hình ảnh, biểu đồ; thông qua
việc đọc, hiểu thêm một bước về những thể loại văn học khác nhau, ví dụ như tác
phẩm khoa học viễn tưởng, truyện ký,…
6. Lớp 5
Biết
điền, đọc các loại bảng biểu, thành thạo các phép tính cộng, trừ, nhân, chia
phân số; có thể vận dụng hệ thống thư viện và các tư liệu để tiến hành nghiên
cứu; tiến hành so sánh và tổng hợp các loại tin tức thông qua việc viết bút ký;
bắt đầu tự viết những bài văn dạng tả thật (phi hư cấu) và những đoản văn theo
thể thức năm đoạn; học được cách viết chính thức, không chính thức và cách viết
thư cho bạn bè; hiểu việc chia ngành phân loại những sách báo khác nhau, có thể
nắm được nội dung chủ yếu của một cuốn sách, đồng thời tiến hành bình luận về
cấu tứ, bối cảnh, cách xây dựng nhân vật, phương thức biểu đạt, nghệ thuật ngôn
ngữ.
Giá trị
cơ bản của văn hóa Mỹ
Có lẽ
nhiều người trong chúng ta sẽ có cảm giác rằng, một học sinh học lớp 5, chuẩn
bị tốt nghiệp tiểu học mà yêu cầu về năng lực toán học chỉ là biết cộng, trừ,
nhân, chia, thì trình độ… thấp quá.
Một cô
giáo mẫu giáo về hưu thấy học sinh tiểu học Mỹ suốt ngày “chỉ biết chơi” thì
không khỏi ngạc nhiên và lo lắng cho cậu cháu Hoa kiều ở Mỹ của mình. Bà nói
với mẹ của cậu bé: Nếu là ở Trung Quốc, áp lực của học sinh chuẩn bị tốt nghiệp
tiểu học rất lớn, cả ngày phải cắm đầu vào làm bài tập… Nhưng cháu tôi thì sao?
Mỗi ngày tan học về là đi đá bóng, chơi bóng bầu dục cùng lũ trẻ… thời gian cho
việc làm bài, tập đàn ít như thế, làm mẹ thì phải chú ý!
Người
mẹ nói, thành tích của cháu ở trường hầu như là điểm A, trừ đôi khi ngẫu nhiên
sai sót, nhiều lần cháu đem về toàn điểm 100. Đối với học sinh tiểu học ở Mỹ
thì như vậy là đủ rồi. Giáo dục tiểu học không phải là giáo dục tinh anh, cần
tạo điều kiện phát triển toàn diện cho trẻ, chú trọng việc kết bạn, vận động và
những hoạt động ngoại khóa.
Đương
nhiên, người bà của cậu bé vẫn không bằng lòng, bà nói bài giảng của Mỹ quá nhẹ
nhàng, bài tập quá đơn giản, thì chắc thi cử cũng rất dễ dàng. Bà nhấn mạnh,
người Trung Quốc chúng tôi coi trọng các nền tảng cơ sở vững chắc. Kỳ thực,
người Mỹ cũng coi trọng việc xây dựng nền tảng.
Chỉ có
điều cái gọi là “cơ sở” của người Trung Quốc và người Mỹ khác nhau. Người Mỹ
coi trọng nền tảng làm người, quan niệm này đã được bồi đắp từ nhỏ. Cơ sở mà
học sinh ở Mỹ cần tạo dựng là ý thức tự tin, thành thực, lương thiện, công
bằng, bao dung và độc lập tự chủ để làm người, cũng có nghĩa là, ngay từ nhỏ,
họ đã học được giá trị cơ bản của văn hóa Mỹ, chứ không phải là tri thức để
phục vụ giá trị cơ bản này.
Tuy
nhiên, cũng phải nói thêm là có rất nhiều người Trung Quốc suy nghĩ như người
bà kể trên, coi giáo dục trung tiểu học ở Mỹ là “hỏng bét”, mà nhiều nhất trong
số đó không ai khác chính là những giáo viên trung tiểu học ở Trung Quốc. Cái
mà họ đắc ý là những học sinh đứng đầu trong danh sách đoạt giải thưởng toán
quốc tế hàng năm luôn là những học sinh Trung Quốc, giáo dục trung tiểu học ở
Mỹ không thể so sánh được với Trung Quốc. Có lần, trên một tờ báo Trung văn ở
Mỹ còn có một bài viết mang tên: “So về toán học, Mỹ chỉ có thể được coi là
nước đang phát triển”.
Trong
một cuộc họp của người Hoa, các bậc cha mẹ nhớ lại những câu chuyện thời trẻ
của mình, một nữ sĩ đã thẳng thắn nói, tiêu chuẩn chọn chồng khi đó dường như
đều phải là “học giỏi”, cũng có nghĩa là “thành tích tốt”, ngoại hình, tính
tình, tu dưỡng đều là thứ yếu. Trong mắt của các nữ sinh chỉ có những người
đứng đầu lớp mới là tốt, người đứng đầu toàn năm lại càng tốt.
Nhưng
giờ đây, thế hệ sau của chúng ta thì sao? Nếu như bạn hỏi ai là bạn nam có
thành tích học tập tốt nhất trong lớp thì con gái bạn ắt trở nên lúng túng,
nhưng nếu hỏi, bạn nam nào giỏi thể thao nhất trường, thì con bạn sẽ rõ như
lòng bàn tay vậy. Nếu bạn tâng bốc một cô gái xinh đẹp nào đó, bảo rằng cô sẽ
lấy được một trạng nguyên, thì cô gái sẽ cho rằng không xứng đáng, thậm chí còn
cảm thấy thua thiệt, “Cái gì, ai thèm cái đồ mọt sách đó?”.
Những
người học giỏi nhất (nếu chỉ biết học tập, không có sở thích, sở trường nào
khác) thường bị bạn bè cô lập. Để tránh mất đi tình bạn, để được biết đến nhiều
hơn, được hoan nghênh nhiều hơn, không ít học sinh xuất sắc đã từ chối học các
lớp chất lượng cao (lớp vinh dự), sợ mất đi những người bạn cũ từ lớp phổ
thông, thậm chí có một số học sinh còn cố tình làm bài sai trong kỳ thi để hòa
đồng với bạn bè. Trong mắt của bọn trẻ, bạn bè, tình bạn, niềm vui quan trọng
hơn thành tích rất nhiều.
“Độ
khó” trong bài tập của học sinh tiểu học Mỹ
Một
người cha Trung Quốc đưa cậu con trai chín tuổi tới Mỹ, cho con vào học một
ngôi trường ở Mỹ thì trong lòng lo lắng vô cùng, không hiểu đó là trường học
kiểu gì! Trong lớp học sinh tự do tùy ý thảo luận, có thể cười ầm ĩ; giáo viên
và học sinh thường xuyên cùng ngồi bệt trên mặt đất không phân biệt lớn bé; vào
giờ học mà cứ như đang chơi trò chơi; Ba giờ chiều đã là tan học; lại không có
sách giáo khoa thống nhất.
Ông đem
cho giáo viên xem bài học tiểu học lớp 4 mà con ông đã học ở Trung Quốc, giáo
viên nói với ông, cho tới lớp 6, con trai ông không phải học thêm môn toán nữa.
Lúc đó, ông bắt đầu hối hận vì đem con đến Mỹ mà làm lỡ việc học của con. Ở
Trung Quốc, cặp sách của học sinh nặng trịch những tri thức, còn nhìn con mình
bây giờ, mỗi ngày mang cái cặp nhẹ tênh đến trường, đi học như đi chơi. Một học
kỳ nháy mắt đã hết, ông không khỏi nghĩ ngợi, hỏi con, ấn tượng sâu sắc nhất
khi đến Mỹ học là gì? Cậu bé đáp: “Tự do”.
Lại một
bận, cứ tan học, đứa trẻ lại chạy tới thư viện rồi mang một lô sách về nhà, thế
mà chưa tới hai ngày đã trả. Ông lại hỏi, mượn sách nhiều như thế để làm gì?
Con trai đáp: “Làm bài tập”. Sau đó, ông nhìn thấy tên bài tập mà cậu bé đang
làm trên máy vi tính “Hôm qua và hôm nay của Trung Quốc”, ông kinh ngạc suýt
ngã, đây là chủ đề môn học gì vậy? Thử hỏi vị nào đang làm tiến sĩ dám “ôm” đề
tài lớn như thế?
Ông
chất vấn con trai, đây là chủ ý của ai, cậu bé hồn nhiên đáp: “Thầy giáo nói,
Mỹ là một nước di dân, mỗi học sinh đều cần viết một bài về đất nước mà tổ tiên
mình đã sinh sống, còn phải phân tích sự khác biệt so với nước Mỹ dựa trên địa
lý, lịch sử, nhân văn, đồng thời phải đưa ra quan điểm và cách nhìn của mình”.
Người cha im lặng.
Mấy
ngày sau, ông thấy bài tập của con trai đã xong, một tập gồm hơn 20 trang giấy,
từ Hoàng Hà chín khúc đến văn tự tượng hình; từ con đường tơ lụa tới lá cờ ngũ
tinh… Cả bài văn được viết với một khí thế hào hùng, có lý lẽ, có căn cứ, phân
chương phân tiết, đặc biệt là một danh sách thư mục tham khảo ở phần cuối khiến
người cha không khỏi bàng hoàng, cái cách thức của một luận văn tiến sĩ này,
ngoài ba mươi tuổi ông mới học được.
Đến khi
sắp kết thúc học kỳ lớp 6 của con, ông lại được một phen cứng lưỡi, giáo viên
đưa ra một loạt câu hỏi liên quan đến “Chiến tranh thế giới thứ hai”, nghe như
một kỳ huấn luyện trước khi ứng cử của một thượng nghị sĩ tương lai:
“Bạn
cho rằng ai nên chịu trách nhiệm đối với cuộc chiến tranh này?”
“Theo
bạn, nguyên nhân thất bại của đảng Nazi (Đức) là gì?”
“Nếu
bạn là cố vấn cao cấp của tổng thống Truman1, bạn sẽ tỏ thái độ gì
đối với việc Mỹ ném bom nguyên tử?”
“Bạn có
cho rằng, biện pháp tốt nhất để kết thúc chiến tranh khi đó chỉ là ném bom
nguyên tử?”
“Theo
bạn, cách tốt nhất đế tránh chiến tranh ngày nay là gì?”
Lịch sử
nước Mỹ mới chỉ có vỏn vẹn 200 năm, nhưng đã đủ sức mở cánh cửa trí tuệ của các
em học sinh.
Sự khác
biệt giữa công nhân và ông chủ
Người
cha này vẫn nhớ rằng khi con trai ông tốt nghiệp tiểu học, cậu bé đã có thể sử
dụng thành thạo hệ thống máy vi tính và vi phim của thư viện để tra cứu tư liệu
và hình ảnh. Có lần, hai bố con tranh luận về tập tính săn mồi của sư tử và
báo, ngày hôm sau, cậu con trai mượn từ thư viện tập phim về động vật của Hội
Địa lý quốc gia Hoa Kỳ, hai cha con vừa xem vừa thảo luận. Học sinh tiểu học
của Mỹ lúc này đã học được phương pháp tìm đáp án ở đâu mỗi khi có nghi vấn.
Ngoài thư viện, học sinh trung tiểu học ở Mỹ cũng tìm tài liệu trên các trang
web liên quan khi làm bài tập và một số báo cáo nghiên cứu.
Lưu học
sinh Trung Quốc tới Mỹ làm tiến sĩ, từ lúc vào học tới lúc tốt nghiệp, giành
được học vị tiến sĩ cần năm năm. Trong viện nghiên cứu sinh, rất nhiều người có
cảm giác rằng người Mỹ thường không phải là đối thủ của lưu học sinh Trung Quốc
trong chuyện thi lấy học bổng, nhưng cứ đụng tới lĩnh vực thực tiễn, làm một
vài vấn đề có tính nghiên cứu, thì người Trung Quốc không thể linh hoạt được
bằng người Mỹ, không có tính sáng tạo dồi dào như họ.
Tới khi
cầm được bằng tiến sĩ để đi tìm việc, viết sơ yếu lý lịch, họ lại lạc hậu một
bước lớn, không biết tự quảng bá cho bản thân mình. Không thể “viết về bản thân
mình” không phải vì họ không biết, mà là vì không có đủ bản lĩnh để thể hiện
cái “tôi” của mình.
Đương
nhiên, điều này có liên quan tới sự bất đồng giữa giáo dục và toàn bộ hệ thống
giáo dục cơ sở. Người Trung Quốc chỉ quen phát huy bản lĩnh trong một khung quy
định nào đó, một khi không còn quy định, mất đi sự chỉ đạo, không nhìn thấy hệ
thống quy chiếu vốn có nữa, thì với người Mỹ là giành được tự do, còn với người
Trung Quốc, có lẽ chỉ còn lại cảm giác mất phương hướng, khủng hoảng, trống
rỗng, không biết dựa vào đâu.
Khi đã
công tác được năm năm, mười năm, thực tế ấy lại càng rõ ràng hơn. Người Trung
Quốc thường chỉ có thể làm kỹ thuật, cùng lắm là lên quản lý một bộ phận kỹ
thuật nào đó, dường như không mấy ai làm được giám đốc công ty lớn. Người Trung
Quốc không phục những ông chủ không giỏi về kỹ thuật và thường băn khoăn: bản
lĩnh của họ rốt cục nằm ở đâu?
Bản
lĩnh đó là: hiểu được sở trường của từng thành viên trong công ty, giúp họ phát
huy tận lực sở trường của mình, nhân viên và công ty cùng hợp tác, nâng cao giá
trị của công ty mình trong mắt nhà đầu tư và khách hàng, không ngừng thu hút
thêm vốn đầu tư và tăng thêm đầu ra cho sản phẩm… Hiển nhiên, đây là tác phẩm
của một ông chủ, chứ không phải của một công nhân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét