Bàn tay nặn
bột" (tiếng Pháp:
"La main à la pâte" ;
tiếng Anh
: Hands on) là một phương pháp dạy học tích cực dựa trên thí
nghiệm nghiên cứu, áp dụng cho việc giảng dạy các môn khoa học tự nhiên. Bàn
tay nặn bột là một chương trình giáo dục tiên tiến, giúp đổi mới giáo dục khoa
học chuyên sâu tại trường học ở Pháp.
Được thành lập năm 1996 bởi
giáo sư Georges Charpak, đạt giải Nobel vật lí năm 1992, Lena - nhà thiên
văn học và Pierre Yves Quéré – nhà vật lí với sự hỗ trợ của Viện Hàn lâm Khoa
học, bàn tay nặn bột dựa trên một phương pháp tiếp cận mới đối với khoa học
trong giảng dạy ở trường tiểu học và mẫu giáo.
"Bàn tay nặn bột" (BTNB)
chú trọng đến việc hình thành kiến thức cho học sinh bằng các
thí nghiệm tìm tòi
nghiên cứu để chính các em tìm ra câu trả lời cho các vấn
đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên
cứu tài liệu hay điều tra…
Với một vấn đề khoa học đặt ra, học
sinh có thể đặt ra các câu hỏi, các giả thuyết từ những hiểu biết ban đầu, tiến
hành các thí nghiệm nghiên cứu để kiểm chứng và đưa ra những kết luận phù hợp
thông qua thảo luận, so sánh, phân tích, tổng hợp kiến thức.
Cũng như các phương pháp dạy học
tích cực khác, BTNB luôn coi
học sinh là trung tâm của quá trình nhận thức,
chính các em là người tìm ra câu trả lời và lĩnh hội kiến thức dưới sự giúp đỡ
của giáo viên.
Mục tiêu của BTNB là tạo nên tính tò
mò, ham muốn khám phá, yêu và say mê khoa học của học sinh. Ngoài việc chú
trọng đến kiến thức khoa học, BTNB còn chú ý nhiều đến việc rèn luyện kỹ năng
diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói và viết cho học sinh.
Đã có một trang web về Bàn tay nặn
bột cho phép sự tham gia của giáo viên để chia sẻ ý tưởng của mình về những
hoạt động của lớp học, tùy theo các lĩnh vực khoa học và độ tuổi của học sinh.
Giáo viên cùng học sinh khám phá những thực nghiệm khoa học thông qua những
kinh nghiệm về các chủ đề cụ thể: năng lượng, nước, thời gian, chất thải,
điện,…
Bàn tay nặn bột đã
được triển khai rộng rãi: trang web “mirrors” đã được lập ra ở Đức và Trung
Quốc, nơi mà phương pháp này gặt hái được nhiều thành công ở các trường Tiểu
học.
Lịch Sử Bàn Tay Nặn Bột
1. Sự ra
đời và phát triển của phương pháp Bàn tay nặn bột (BTNB) ở Pháp:
Năm 1995, giáo sư Georges Charpak dẫn một đoàn gồm các nhà
khoa học và các đại diện của Bộ Giáo dục quốc gia Pháp đến một khu phố nghèo ở
Chicago, Mỹ nơi có một phương pháp dạy học khoa học dựa trên việc thực hành,
thí nghiệm đang được thử nghiệm.
Sau đó một nhóm nghiên cứu thuộc Ban trường học-Bộ Giáo dục
quốc gia Pháp được thành lập. Viện nghiên cứu sư phạm quốc gia Pháp được đề
nghị làm báo cáo về các hoạt động khoa học vùng Bắc Mỹ và sự tương thích của
các hoạt động này với điều kiện ở Pháp (Báo cáo thực hiện vào tháng 12 năm
1995).
Trong năm học 1995-1996, Ban Trường học đã vận động khoảng
30 trường thuộc 3 tỉnh tình nguyện thực hiện.
Tháng 4/1996: Một hội thảo nghiên cứu được tổ chức tại
Poitiers (miền
Trung nước Pháp), tại đây kế hoạch hành động đã được giới thiệu và triển khai.
Ngày 09/7/1996: Viện Hàn lâm khoa học đã thông qua quyết
định thực hiện chương trình.
Tháng 9/1996: Cuộc thử nghiệm đầu tiên được tiến hành bởi
Bộ Giáo dục quốc gia Pháp với cuộc thi giữa 5 tỉnh. Cuộc thi này thu hút 350
lớp. Nhiều trường đại học, viện nghiên cứu tham gia giúp đỡ các giáo viên thực
hiện các tiết dạy.
Tính từ đây, phương pháp BTNB được ra đời nhưng đó là một
sự kế thừa của các thử nghiệm trước đó. Lịch sử ra đời của nó là cả một quá
trình lâu dài.
Năm 1997, một nhóm chuyên gia của Viện Hàn lâm khoa học và
Viện Nghiên cứu sư phạm quốc gia Pháp được thành lập để thúc đẩy sự phát triển
của khoa học trong trường học. Dưới sự tài trợ của Bộ Giáo dục quốc gia Pháp,
trang web
http://www.inrp.fr/lamap ra đời vào
tháng 5/1998 nhằm cung cấp thông tin, tài liệu để giúp đỡ giáo viên trong các
hoạt động dạy học khoa học trong nhà trường. Trang web cũng tạo điều kiện cho
việc trao đổi thông tin giữa các giáo viên và trao đổi giữa các nhà khoa học
với các giáo viên xung quanh hoạt động dạy học khoa học.
Trang chủ trang web BTNB của Pháp
Tháng 9/1998, Viện Hàn lâm khoa học Pháp soạn thảo 10 nguyên tắc cơ
bản của BTNB. Sáu nguyên tắc đầu tiên liên quan
đến tiến trình phương pháp và bốn nguyên tắc còn lại nêu rõ những bên liên quan
tới cộng đồng khoa học giúp đỡ cho BTNB.
Tháng 5/2004 tại Paris, hội thảo quốc gia về hỗ trợ khoa học,
công nghệ trong các trường Tiểu học được tổ chức. Trong khuôn khổ hội thảo này, Hội đồng quốc gia về hỗ trợ khoa học,
công nghệ trong trường Tiểu học được thành lập. Hiến
chương về hỗ trợ khoa học, công nghệ trong trường Tiểu học được soạn thảo để
phục vụ hướng dẫn cho các đơn vị liên quan.
Hoạt động triển khai phương pháp BTNB được diễn ra mạnh mẽ
ngay từ những ngày đầu:
Tháng 01/1999, một hội thảo quốc gia được tổ chức ở Thư
viện quốc gia Pháp tập hợp 400 giáo viên, chuyên gia để chia sẽ, trao đổi những
thí nghiệm ban đầu của mình về BTNB.
Năm 1998, Viện nghiên cứu sư phạm quốc gia Pháp (INRP) đã
kêu gọi 21 Viện đào tạo giáo viên (IUFM) phối kết hợp nghiên cứu trong 3 năm về
vở thí nghiệm, các trung tâm tư liệu, về sử dụng trang web BTNB và biên soạn tư
liệu phục vụ cho giảng dạy theo BTNB.
Mạng lưới BTNB được thành lập từ các
trang web BTNB ở các tỉnh. Mạng lưới này hoạt
động khá hiệu quả trong việc tương trợ nguồn tư liệu và thí nghiệm giữa các
tỉnh với nhau. Tháng 12/2001, mạng lưới này đã
được trao giải nhất về dạy học điện tử (e-training) phát động bởi European Schoolnet.
Năm 2001, một mạng lưới các trung tâm vệ tinh (centre
pilote) BTNB đã được thành lập theo sáng
kiến của Viện Hàn lâm khoa học Pháp với mục đích trao đổi kinh nghiệm, thông
tin với nhau.
Tháng 6/2000, một chương trình đổi mới
dạy học khoa học và công nghệ trong nhà trường được Bộ Giáo dục quốc gia Pháp
công bố. BTNB là phương pháp được khuyên dùng
trong chương trình mới.
Năm 2001, nhóm chuyên gia nghiên cứu về
BTNB của Viện Hàn lâm khoa học Pháp và Viện nghiên cứu sư phạm quốc gia đã được
mở rộng thêm với trường Đại học Sư phạmParis.
Năm 2005, một thỏa thuận đã được ký kết giữa Viện Hàn lâm
khoa học Pháp và Bộ Giáo dục quốc gia Pháp nhằm tăng cường vai trò của hai cơ
quan này đối với giáo dục khoa học và kỹ thuật. Một thỏa thuận mới được ký kết
vào năm 2009 giữa Viện Hàn lâm khoa học, Bộ Giáo dục quốc gia và Bộ Giáo dục
cấp cao và nghiên cứu.
Các cơ quan báo chí, truyền thông cũng đã
có nhiều chương trình, phóng sự khoa học dành cho BTNB. Từ tháng 9/2002 đến tháng 8/2005, kênh France Info đã giới thiệu
liên tục BTNB vào thứ 5 hàng tuần trên truyền hình. Trong các chương trình này, các giáo viên, các giảng viên và các
nhà khoa học đã trình bày các hoạt động khoa học thực hiện được với trẻ em.
Không chỉ dừng lại ở việc triển khai phương pháp BTNB trong
các trường Tiểu học, Tổ chức BTNB Pháp (LAMAP France) còn khuyến khích giáo
viên ở các trường mẫu giáo áp dụng phương pháp BTNB trong các tiết dạy của mình
về khoa học. BTNB còn được triển khai mạnh mẽ ở các
trường trung học cơ sở trong các môn Vật lý, hóa học, sinh học. Việc
phát triển và áp dụng phương pháp BTNB xuyên suốt qua các bậc học từ Mẫu giáo,
Tiểu học đến Trung học cơ sở giúp học sinh quen với phương pháp học tập khoa
học, chịu khó suy nghĩ tìm tòi, mang lại một không khí mới cho việc giảng dạy
và học tập khoa học tại các trường học ở Pháp.
Cùng với việc phát triển và truyền bá rộng rãi phương pháp
này trong nước, Bộ Giáo dục quốc gia Pháp đã phối hợp với các cơ quan nghiên
cứu, các bộ liên quan và Viện nghiên cứu Sư phạm quốc tế tại Paris để tổ chức
các hội thảo quốc tế về BTNB nhằm giúp các quốc gia quan tâm về nguồn tài liệu,
cách làm và triển khai phương pháp này vào chương trình giáo dục của mỗi nước
theo đặc thù về văn hóa cũng như chương trình giáo dục. Hội
thảo quốc tế lần thứ nhất về Dạy học khoa học trong trường học đã được tổ chức vào tháng 5/2010. Hội thảo
đã thu hút thành viên đại diện của 33 quốc
gia tham dự. Tại Hội thảo này, Hội gặp gỡ Việt Nam cũng đã tài trợ cho bà
Nguyễn Thị Thanh Hương - chuyên viên phụ trách Tiểu học Phòng Giáo dục và Đào
tạo quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng tham dự. Sau thành công của Hội thảo này,
hội thảo lần thứ hai được tổ chức từ 9-14/5/2011 tại Paris với gần 40 quốc gia ngoài khối
công đồng chung châu Âu (EU) tham gia. Việt Nam có
2 đại diện tham dự đó là TS. Phạm Ngọc Định (Vụ
Tiểu học-Bộ Giáo dục-Đào tạo) và NCS. Ths. Trần Thanh Sơn (Đại học
Quảng Bình, cộng tác viên phụ trách chương trình BTNB của Hội Gặp gỡ Việt Nam).
2. Sơ
lược tiểu sử của giáo sư G. Charpak-Người khai sinh phương pháp BTNB (theo wikimedia):
Georges Charpak (01/08/1924 – 29/09/2010) là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Pháp, đoạt giải Nobel về
Vật lý năm 1992. Ông đã nghiên cứu chi tiết quá trình ion hóa trong chất khí và đã sáng tạo ra buồng dây, một
đầu thu chứa khí trong đó các dây được bố
trí dày đặc để thu các tín hiệu điện gần các điểm ion hóa, nhờ đó có thể quan
sát được đường đi của hạt. Buồng dây và các biến thể của nó, buồng chiếu thời
gian và một số tổ hợp tạo thành từ buồng dây phát xung ánh sáng Cherenkov tạo
thành các hệ thống phức tạp cho phép tiến hành các nghiên cứu chọn lọc cho các
hiện tượng cực hiếm (như việc hình thành các quark nặng), tín hiệu
của các hiện tượng này thường bị lẫn trong các nền nhiễu mạnh của các tín hiệu
khác. Dưới đây chúng tôi tóm tắt sơ lược Tiểu sử của giáo sư Georges
Charpak-người khai sinh phương pháp BTNB (La main à la pâte) theo nguồn của Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia
Pháp (CNRS và Wikipedia):
Georges Charpak
sinh ngày 01/08/1924 tại Dabrovica, Phần Lan. Ông học kỹ sư ở trường Mỏ Paris (1948),
đây là một trường danh tiếng và uy tín trong hệ thống trường lớn “Grandes
écoles” của nước Pháp. G. Charpak bảo vệ luận án Tiến sỹ năm 1955, trở thành
nghiên cứu viên của Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp (CNRS) tại
phòng thí nghiệm Vật lý hạt nhân của Collègue de France (một trường danh tiếng
và uy tín tại Paris). Năm 1959, ông là nghiên cứu viên chính của Trung tâm
nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp (CNRS), sau đó làm việc tại Trung tâm nghiên
cứu hạt nhân Châu Âu từ 1963 đến 1989. Năm 1984, ông làm
việc tại phòng thí nghiệm Chaire Joliot-Curie của Trường cấp cao Vật lý và
Hóa học công nghiệp Paris (ESPCI)
|
Từ
năm 1941, G. Charpak tham gia quân đội. Năm 1943 ông bị bắt
và giam tại nhà tù Centrale d’Eysses, sau đó chuyển đến tại trại giam
tập trung Dachau.
Các công trình của Georges Charpak tập trung
chủ yếu về Vật lý hạt nhân, Vật lý hạt năng lượng cao.
Năm 1995, Georges Charpak kết hợp với Pierre
Léna và Yves Quéré đưa ra chương trình BTNB nhằm đổi mới việc giảng dạy khoa
học ở trường Tiểu học tại Pháp và các nước Châu Âu. Nhiều hợp
tác quốc tế đã được ký kết nhằm mở rộng chương trình này ra nhiều quốc gia
trên thế giới.
Giáo sư Georges Charpak mất ngày 29/9/2010
tại nhà riêng ở Paris-Cộng hòa Pháp.
|
10 NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA BÀN TAY NẶN BỘT
VỀ TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1.Học sinh quan sát một vật
hoặc một hiện tượng của thế giới thực tại, gần gũi, có thể cảm nhận được và
tiến hành thực nghiệm về chúng.
2. Trong quá trình học tập, học
sinh lập luận và đưa ra các lý lẽ, thảo luận về các ý kiến và các kết quả đề xuất,
xây dựng các kiến thức cho mình, một hoạt động chỉ dựa trên sách vở là không
đủ.
3. Các hoạt động giáo viên đề ra cho học sinh được tổ
chức theo các giờ học nhằm cho các em có sự tiến bộ dần dần trong học tập. Các
hoạt động này gắn với chương trình và giành phần lớn quyền tự chủ cho học sinh.
4. Tối thiểu 2 giờ một tuần dành cho một đề tài và có thể
kéo dài hoạt động trong nhiều tuần. Tính liên tục của các hoạt động và những
phương pháp sư phạm được đảm bảo trong suốt quá trình học tập tại trường.
5. Mỗi học sinh có một quyển vở
thí nghiệm và học sinh trình bày trong đó theo ngôn ngữ của riêng mình.
6. Mục đích hàng đầu đó là giúp
học sinh tiếp cận một cách dần dần với các khái niệm thuộc lĩnh vực khoa học,
kĩ thuật...kèm theo một sự vững vàng trong diễn đạt nói và viết.
NHỮNG ĐỐI TƯỢNG THAM GIA
7. Gia đình và khu phố ủng hộ
các hoạt động này.
8. Các nhà khoa học (ở các
trường Đại học, Viện nghiên cứu) tham gia các công việc ở lớp học theo khả năng
của mình.
9. Viện Đào tạo giáo viên
(IUFM) giúp các giáo viên về kinh nghiệm sư phạm và giáo dục.
10. Giáo viên có thể tìm thấy
trên Internet những bài học về những đề tài, những gợi ý cho các hoạt động ở
lớp, những câu trả lời cho các câu hỏi. Giáo viên cũng có thể tham gia thảo
luận trao đổi với các đồng nghiệp, với các giảng viên và các nhà khoa học.
DUNG DỊCH
(KHOA HỌC LỚP 5 – BÀI 37)
(Bài này áp dụng PP BTNB vào tất cả các hoạt
động của bài)
I. Mục tiêu:
Sau bài học HS biết cách tạo ra một dung dịch, kể tên một số dung dịch,
nêu một số cách tách các chất trong dung dịch.
II. Tiến trình dạy học đề xuất:
Bước 1: Giáo viên nêu tình huống xuất phát
và đặt câu hỏi nêu vấn đề của toàn bài học:
- Giáo viên cho HS quan sát 3 li nước:
1 li đựng nước, 1 li bỏ đường vào và 1 li khuấy nước và đường.
- GV hỏi: Theo
em, trong 3 li nước trên, li nào được gọi là dung dịch? (HS trả lời)
Bước 2: Trình bày ý kiến ban đầu của học
sinh
- Học sinh làm
việc cá nhân: ghi lại những hiểu biết ban đầu của mình vào vở thí nghiệm về
dung dịch thông qua quan sát các li nước và qua vốn sống thực tế của các em.
Bước 3: Đề xuất các câu hỏi:
- Giáo viên định
hướng cho học sinh nêu thắc mắc, đặt câu hỏi.
- Tổng hợp các ý
kiến cá nhân để đặt câu hỏi theo nhóm.
- Giáo viên chốt
các câu hỏi của các nhóm (nhóm các câu hỏi phù hợp với nội dung bài học), ví dụ:
- Cho đường vào
nước rồi khuấy đều có tạo thành dung dịch không?
- Cho đường vào
nước nhưng không khuấy đều có tạo thành dung dịch không?
- Cho cát vào
nước rồi khuấy đều có tạo thành dung dịch không?
- Cho nước siro
vào nước lọc có tạo thành dung dịch không? ..........
Bước 4: Đề xuất các thí nghiệm nghiên cứu:
- Giáo viên tổ
chức cho học sinh thảo luận, đề xuất và tiến hành thí nghiệm nghiên cứu theo
nhóm 4 hoặc nhóm 6 để tìm câu trả lời cho các câu hỏi ở bước 3 và ghi vào
phiếu:
Tên và đặc điểm của từng chất tạo ra dung
dịch
|
Tên thí nghiệm
|
Tên dung dịch và đặc điểm của dung dịch
|
Câu hỏi
|
Dự đoán
|
Kết luận
|
-Đường: chất
rắn, vị ngọt...
-Nước: chất
lỏng, không có vị.....
|
Tạo dung dịch
từ các chất đường và nước
|
-Nước đường
- Vị ngọt
|
Có phải dung
dịch không?
|
Hòa tan
|
Là dung dịch
|
-Cát: chất rắn
-Nước: chất
lỏng, không có vị.....
|
Tạo dung dịch
từ cát và nước
|
................
|
.................
|
......
|
.......
|
...........
|
.........
|
..........
|
.........
|
........
|
........
|
Bước 5: Kết luận, kiến thức mới:
- Giáo viên tổ
chức cho các nhóm báo cáo kết quả.
- Giáo viên
hướng dẫn học sinh so sánh lại với các ý kiến ban đầu của học sinh ở bước 2 để
khắc sâu kiến thức.
- HS rút ra kết
luận:
+Hỗn hợp chất
lỏng với chất rắn bị hòa tan và phân bố đều hoặc hỗn hợp chất lỏng với chất
lỏng hòa tan vào nhau gọi là dung dịch.
+Cách tạo ra
dung dịch.
Liên hệ thực tế:
Kể tên một số dung dịch mà em biết
Hoạt động 2: Thực hành tách các chất
trong dung dịch
(GV có thể sử
dụng PP BTNB cho hoạt động 2 theo các bước của PP)
BÀI : NƯỚC CÓ
NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ ?
(KHOA HỌC LỚP 4 - BÀI
20)
(Có thể sử dụng phương pháp "Bàn tay
nặn bột" trong toàn bộ bài học)
I. Mục tiêu: Sau bài học, học
sinh:
- Nêu được 1 số tính chất của nước: Nước là chất lỏng trong suốt, không
màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định. Nước chảy từ trên cao
xuống thấp, lan ra khắp mọi nơi, thấm qua một số vật và hòa tan được 1 số chất.
- Quan sát và làm được 1 số thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất
của nước.
- Nêu được 1 số ví dụ về ứng dụng một số tính chất của nước trong đời
sống.
II. Hoạt động dạy học dự kiến của
giáo viên:
Bước 1: Giáo viên nêu ra tình huống có vấn đề và đặt câu hỏi nêu vấn đề của
toàn bài học: (2 phút)
- Giáo viên cho học sinh xem 1 đoạn phim
Hỏi : Em có suy nghĩ gì về nước ?
Bước 2 : Trình bày ý kiến ban đầu của học sinh
- Học sinh làm việc cá nhân: ghi lại những hiểu biết của mình về nước vào
vở thí nghiệm (2 phút)
Bước 3: Đề xuất các câu hỏi (3 phút)
- Tổng hợp các ý kiến cá nhân để đặt câu hỏi theo nhóm
- Giáo viên chốt các câu hỏi của các nhóm (nhóm các câu hỏi phù hợp với
nội dung bài học), dự kiến các câu hỏi có thể nhóm được như sau:
1. Nước có màu, có mùi, có vị không?
2. Nước có hình dạng nhất định không và nước chảy như
thế nào?
3. Nước có thể hòa tan hoặc không hòa tan một số chất
nào ?
4. Nước có thể thấm hoặc không thấm qua một số chất
nào ?
Bước 4: Đề xuất các phương án thí nghiệm
nghiên cứu
- Giáo viên hướng dẫn, gợi ý học sinh đề xuất các phương án thí nghiệm,
nghiên cứu để tìm câu trả lời cho các câu hỏi ở bước 3 :
1. Nước có màu, có mùi, có vị không?
2. Nước có hình dạng nhất định không và nước chảy như
thế nào?
3. Nước có thể hòa tan hoặc không hòa tan một số chất
nào ?
4. Nước có
thể thấm hoặc không thấm qua một số chất nào ?
- Các nhóm lần lượt làm các thí
nghiệm để trả lời các câu hỏi trên.
Bước 5: Rút ra kiến thức:
- Học sinh kết luận các tính
chất của nước
- Giáo viên hướng dẫn học sinh
so sánh lại với các ý kiến ban đầu của học sinh ở bước 2 để khắc sâu kiến thức.
- Giáo viên
chốt
* Liên hệ thực tế:
- Người ta đã ứng dụng tính
chất nước chảy từ trên cao xuống thấp, lan ra khắp mọi phía để làm gì?
- Người ta đã ứng dụng tính
chất nước không thấm qua một số vật để làm gì?
CÁC BÀI
TỰ NHIÊN XÃ HỘI - KHOA HỌC CÓ THỂ ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT
STT
|
LỚP
|
BÀI
|
TÊN BÀI DẠY
|
1.
|
1
|
22
|
Cây rau
|
2.
|
1
|
23
|
Cây hoa
|
3.
|
1
|
24
|
Cây gỗ
|
4.
|
1
|
25
|
Con cá
|
5.
|
1
|
26
|
Con gà
|
6.
|
1
|
27
|
Con mèo
|
7.
|
1
|
28
|
Con muỗi
|
8.
|
1
|
31
|
Thực hành: quan sát bầu trời
|
9.
|
1
|
32
|
Gió
|
10.
|
2
|
1
|
Cơ quan vận động
|
11.
|
2
|
2
|
Bộ xương
|
12.
|
2
|
3
|
Hệ cơ
|
13.
|
2
|
5
|
Cơ quan tiêu hoá
|
14.
|
2
|
6
|
Tiêu hoá thức ăn
|
15.
|
2
|
24
|
Cây sống ở đâu?
|
16.
|
2
|
25
|
Một số loài cây sống trên cạn
|
17.
|
2
|
26
|
Một số loài cây sống dưới nước
|
18.
|
2
|
27
|
Loài vật sống ở đâu?
|
19.
|
2
|
28
|
Một số loài vật sống trên cạn
|
20.
|
2
|
29
|
Một số loài vật sống dưới nước
|
21.
|
2
|
31
|
Mặt trời
|
22.
|
2
|
32
|
Mặt trời và phương hướng
|
23.
|
2
|
33
|
Mặt trăng và các vì sao
|
24.
|
3
|
1
|
Hoạt động thở và cơ quan hô hấp
|
25.
|
3
|
6
|
Máu và cơ quan tuần hoàn
|
26.
|
3
|
7
|
Hoạt động tuần hoàn
|
27.
|
3
|
10
|
Hoạt động bài tiết nước tiểu
|
28.
|
3
|
12
|
Cơ quan thần kinh
|
29.
|
3
|
13+14
|
Hoạt động thần kinh
|
30.
|
3
|
40
|
Thực vật
|
31.
|
3
|
41+42
|
Thân cây
|
32.
|
3
|
43+44
|
Rễ cây
|
33.
|
3
|
45
|
Lá cây
|
34.
|
3
|
46
|
Khả năng kì diệu của lá cây
|
35.
|
3
|
47
|
Hoa
|
36.
|
3
|
48
|
Qủa
|
37.
|
3
|
50
|
Côn trùng
|
38.
|
3
|
51
|
Tôm, cua
|
39.
|
3
|
52
|
Cá
|
40.
|
3
|
53
|
Chim
|
41.
|
3
|
58
|
Mặt trời
|
42.
|
3
|
60
|
Sự chuyển động của trái đất
|
43.
|
3
|
61
|
Trái đất là 1 hành tinh trong hệ
mặt trời
|
44.
|
3
|
62
|
Mặt trăng là vệ tinh của Trái đất
|
45.
|
3
|
63
|
Ngày và đêm trên trái đất
|
46.
|
4
|
2+3
|
Trao đổi chất ở người
|
47.
|
4
|
20
|
Nước có những tính chất gì?
|
48.
|
4
|
21
|
Ba thể của nước
|
49.
|
4
|
22
|
Mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra?
|
50.
|
4
|
23
|
Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong
tự nhiên
|
51.
|
4
|
27
|
Một số cách làm sạch nước
|
52.
|
4
|
30
|
Làm thế nào để biết có không khí?
|
53.
|
4
|
31
|
Không khí có những tính chất gì?
|
54.
|
4
|
32
|
Không khí gồm những thành phần nào?
|
55.
|
4
|
35
|
Không khí cần cho sự cháy
|
56.
|
4
|
36
|
Không khí cần cho sự sống
|
57.
|
4
|
37
|
Tại sao có gió?
|
58.
|
4
|
41
|
Âm thanh
|
59.
|
4
|
42
|
Sự lan truyền âm thanh
|
60.
|
4
|
45
|
Ánh sáng
|
61.
|
4
|
46
|
Bóng tối
|
62.
|
4
|
47
|
Ánh sáng cần cho sự sống
|
63.
|
4
|
50+51
|
Nóng lạnh và nhiệt độ
|
64.
|
4
|
52
|
Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt
|
65.
|
4
|
55+56
|
Ôn tập: Vật chất và năng lượng
|
66.
|
4
|
57
|
Thực vật cần gì để sống?
|
67.
|
4
|
60
|
Nhu cầu không khí của thực vật
|
68.
|
4
|
61
|
Trao đổi chất ở thực vật
|
69.
|
4
|
62
|
Động vật cần gì để sống
|
70.
|
4
|
64
|
Trao đổi chất ở động vật
|
71.
|
5
|
29
|
Thuỷ tinh
|
72.
|
5
|
30
|
Cao su
|
73.
|
5
|
31
|
Chất dẻo
|
74.
|
5
|
35
|
Sự chuyển thể của chất
|
75.
|
5
|
36
|
Hỗn hợp
|
76.
|
5
|
37
|
Dung dịch
|
77.
|
5
|
38+39
|
Sự biến đổi hoá học
|
78.
|
5
|
46+47
|
Lắp mạch điện đơn giản
|
79.
|
5
|
51
|
Cơ quan sinh sản của thực vật có
hoa
|
80.
|
5
|
53
|
Cây con mọc lên từ hạt
|
81.
|
5
|
54
|
Cây con có thể mọc lên từ một số bộ
phận của cây mẹ
|
LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT CÓ KHÔNG KHÍ?
(KHOA HỌC LỚP 4 – BÀI 30)
(Có thể sử dụng phương pháp "Bàn tay
nặn bột" trong hoạt động 1 và 2 của bài học)
I. Mục tiêu:
HS biết:
- Làm thí nghiệm để phát hiện không khí
có ở quanh mọi vật và các chỗ rỗng có trong các vật.
- Phát biểu định
nghĩa về khí quyển.
II. Đồ dùng dạy học:
- HS: Chuẩn bị các
đồ dùng thí nghiệm theo nhóm: Các túi ni-lông, dây chun, kim khâu, chậu hoặc bình
thủy tinh, chai không, một miếng bọt biển, một viên gạch hay cục đất khô.
III. Hoạt động dạy học dự kiến:
1. Hoạt động 1: Thí nghiệm chứng minh
không khí có ở quanh mọi vật
1.1. Giáo viên nêu tình huống xuất phát và
đặt câu hỏi nêu vấn đề của toàn bài học:
Không khí rất cần cho sự sống. Vậy
không khí có ở đâu? Làm thế nào để biết có không khí?
1.2. Trình bày ý kiến ban đầu của học sinh
- Học sinh làm
việc cá nhân: ghi lại những hiểu biết ban đầu của mình vào vở thí nghiệm về không
khí (2 phút)
1.3. Đề xuất các câu hỏi:
- Giáo viên cho
học sinh quan sát bao ni lông căng phồng và định hướng cho học sinh nêu thắc
mắc, đặt câu hỏi.
- Tổng hợp các ý
kiến cá nhân để đặt câu hỏi theo nhóm
- Giáo viên chốt
các câu hỏi của các nhóm (nhóm các câu hỏi phù hợp với nội dung bài học):
Câu hỏi: Trong
bao ni lông căng phồng có gì?
1.4. Đề xuất các thí nghiệm nghiên cứu:
- Giáo viên tổ
chức cho học sinh thảo luận, đề xuất và tiến hành thí nghiệm nghiên cứu theo
nhóm 4 để tìm câu trả lời cho câu hỏi ở bước 3.
1.5. Kết luận, kiến thức mới:
- Giáo viên tổ
chức cho các nhóm báo cáo kết quả
- Giáo viên
hướng dẫn học sinh so sánh lại với các ý kiến ban đầu của học sinh ở bước 2 để
khắc sâu kiến thức.
- Giáo viên tổng
kết và ghi bảng: Xung quanh mọi vật đều
có không khí.
2. Hoạt động 2: Thí nghiệm chứng minh
không khí có trong những chỗ rỗng của
mọi vật
2.1. Giáo viên nêu tình huống xuất phát và
đặt câu hỏi nêu vấn đề cho toàn bài học:
Xung quanh mọi vật đều có không
khí. Vậy quan sát cái chai, miếng bọt biển (hay hòn gạch) xem có gì?
2.2. Trình bày ý kiến ban đầu của học sinh
- Học sinh làm
việc cá nhân: ghi lại những hiểu biết ban đầu của mình vào vở thí nghiệm về vấn
đề có cái gì trong cái chai, miếng bọt biển … (2 phút)
2.3. Đề xuất các câu hỏi:
- Giáo viên cho
học sinh quan sát cái chai, miếng bọt biển (hay hòn gạch) và định hướng cho học
sinh nêu thắc mắc, đặt câu hỏi.
- Tổng hợp các ý
kiến cá nhân để đặt câu hỏi theo nhóm
- Giáo viên chốt
các câu hỏi của các nhóm (nhóm các câu hỏi phù hợp với nội dung bài học) :
Câu 1: Trong
chai rỗng có gì?
Câu 2: Những chỗ
rỗng bên trong miếng bọt biển có gì?
Câu 3: Những chỗ
rỗng bên trong hòn gạch có gì?
2.4. Đề xuất các thí nghiệm nghiên cứu:
- Giáo viên tổ
chức cho học sinh thảo luận, đề xuất và tiến hành thí nghiệm nghiên cứu theo
nhóm 4 để tìm câu trả lời cho câu hỏi ở bước 3 (3 thí nghiệm)
2.5. Kết luận, kiến thức mới:
- Giáo viên tổ
chức cho các nhóm báo cáo kết quả
- Giáo viên
hướng dẫn học sinh so sánh lại với các ý kiến ban đầu của học sinh ở bước 2 để
khắc sâu kiến thức.
- Giáo viên tổng
kết và ghi bảng:
Những chỗ rỗng
bên trong vật đều có không khí.
3. Hoạt động 3: Hệ thống hóa kiến thức về sự tồn tại của không
khí
Lớp không khí
bao quanh trái đất gọi là gì?
- Học sinh trả
lời
- Giáo viên ghi
bảng: Lớp không khí bao quanh trái đất
gọi là khí quyển
- GV yêu cầu HS tìm
những ví dụ chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta và không khí có trong chỗ
rỗng của mọi vật.
Liên hệ thực tế:
Giáo viên cho học sinh quan sát:
- Các quả bong
bóng, cái bơm tiêm, cái bơm xe đạp và cho các em trả lời các câu hỏi:
Trong các quả
bong bóng có gì?
Trong cái bơm
tiêm có gì? Điều đó chứng tỏ không khí có ở đâu?
Khi bơm mực em
thấy có hiện tượng gì xảy ra? Điều đó chứng tỏ điều gì?
Kết thúc tiết
học
BÀI: CÂY CON MỌC LÊN TỪ HẠT
(KHOA HỌC LỚP 5 – BÀI 53)
I. Mục tiêu: Sau bài học HS biết:
-
Quan sát, mô tả cấu tạo của hạt.
-
Nêu được quá trình hạt mọc thành cây
-
Giới thiệu kết quả thực hành gieo hạt ở nhà và nêu được
điều kiện nảy mầm của hạt.
-
Nêu được quá trình phát triển thành cây của hạt.
II. Đồ dùng dạy học:
- HS: Bảng con,
bút dạ. Ươm 1 số hạt lạc, đậu vào bông ẩm (đất ẩm) khoảng 4 -5 ngày trước khi
học đem đến lớp.
III. Hoạt động dạy học dự kiến:
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo của hạt
Bước 1: Tình huống xuất phát và đặt câu hỏi
nêu vấn đề của toàn bài học:
- Giáo viên cho
học sinh xem ảnh về một loài cây. Hỏi: Cây này là cây gì? (Cây đậu)
- Cây đậu mọc
lên từ đâu? (Hạt)
- Trong hạt đậu
có gì?
Bước 2 : Trình bày ý kiến ban đầu của học sinh
- Học sinh làm
việc cá nhân: ghi lại những hiểu biết của mình về cấu tạo của hạt vào vở thí
nghiệm bằng cách viết hoặc vẽ ….
Bước 3: Đề xuất các câu hỏi
- Tổng hợp các ý
kiến cá nhân để đặt câu hỏi theo nhóm về cấu tạo của hạt đậu.
- Giáo viên chốt
các câu hỏi của các nhóm (nhóm các câu hỏi phù hợp với nội dung bài học) :
1. Trong hạt có nước hay không?
2. Trong hạt có nhiều rễ không?
3. Có phải trong hạt có nhiều lá không?
4. Có phải trong hạt có cây con không?
…….
Bước 4: Đề xuất các phương án thí nghiệm
nghiên cứu
- Giáo viên hướng dẫn, gợi ý học sinh đề xuất các phương án thí nghiệm,
nghiên cứu để tìm câu trả lời cho các câu hỏi ở bước 3 :
1. Trong hạt có nước hay không?
2. Trong hạt có nhiều rễ không?
3. Có phải trong hạt có nhiều lá không?
4. Có phải trong hạt có cây con không?
…….
- Các nhóm lần lượt làm các thí nghiệm tách đôi hạt đậu để trả lời các
câu hỏi trên.
Bước 5: Kết luận, rút ra kiến thức:
- Học sinh kết luận về cấu tạo của hạt đậu
- Học sinh vẽ và mô tả lại cấu tạo của hạt sau khi
tách vào vở thí nghiệm
- Học sinh so sánh lại với hình tượng ban đầu xem thử
suy nghĩ của mình có đúng không.
- Học sinh nhắc lại cấu tạo của hạt.
Hoạt động 2:
Hoạt động 3:
Hoạt động 4:
(Vì hoạt động 2, 3 và 4 không áp dụng được
PP BTNB nên chúng tôi không đưa vào đây)
TIẾN TRÌNH ĐỀ XUẤT DẠY BÀI ÁNH SÁNG - KHOA HỌC LỚP 4
I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh biết:
- Phân biệt được vật tự phát sáng và
vật được chiếu sáng. Biết được ánh sáng truyền qua được một số vật và không
truyền qua được một số vật, ánh sáng truyền theo đường thẳng, ta chỉ nhìn thấy
vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt.
- Đưa ra phương án và tiến hành thí
nghiệm để tìm hiểu các nội dung về ánh sáng
- Có ý thức chọn nơi có đủ ánh sáng để
học, đọc sách…
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh 1,2 SGK phóng to
-
4 tấm bìa gương, 4 tấm bìa giấy, 4 chậu nước
- 4 hộp đen, 4 thẻ số, 4 miếng bìa nhỏ.
- 4 đèn pin, 4 thùng caton
III. Tiến trình dạy học đề xuất:
(Tiến trình
này đề xuất cho các hoạt động tìm hiểu về đường truyền ánh sáng, về sự truyền
ánh sáng qua các vật, tìm hiểu về vấn đề mắt nhìn thấy vật khi nào.)
Khởi động
1. Tình huống xuất phát:
- GV tắt
hết đèn trong lớp học, đóng kín các cánh cửa và hỏi HS có thấy được các dòng
chữ ghi trên bảng không?
- Sau đó,
GV mở các cánh cửa ra, bật hết các bóng đèn, hỏi HS có thấy các dòng chữ trên
bảng không? Vì sao?
2. Nêu ý kiến ban đầu của HS:
- GV yêu
cầu HS nêu những hiểu biết ban đầu của mình về ánh sáng.
- Cho HS
ghi vào vở thí nghiệm, thảo luận nhóm và ghi vào bảng nhóm.
3. Đề xuất các câu hỏi:
- Giáo viên định hướng cho học sinh
nêu thắc mắc, đặt câu hỏi xoay quanh nội dung về ánh sáng.
- Tổng hợp các ý kiến cá nhân để đặt
câu hỏi theo nhóm.
- Giáo viên chốt các câu hỏi của các
nhóm (nhóm các câu hỏi phù hợp với nội dung bài học), ví dụ:
+ Ánh sáng
có thể truyền qua những vật nào và không truyền qua những vật nào?
+ Ánh sáng
đi như thế nào?
+ Những vật
như li, chén, xô, áo, quần ... có tự phát sáng được không?..........
4. Đề xuất các thí nghiệm nghiên cứu:
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo
luận, đề xuất, dự đoán kết quả và tiến hành thí nghiệm nghiên cứu theo nhóm 4 hoặc
nhóm 6 để tìm câu trả lời cho câu hỏi ở bước 3 liên quan đến các nội dung:
+ Tìm hiểu về đường truyền của ánh
sáng;
+ Tìm hiểu về sự truyền ánh sáng qua
các vật;
+ Tìm hiểu vấn đề khi nào mắt nhìn
thấy được vật.
5. Kết luận, kiến thức mới:
- Giáo viên tổ chức cho các nhóm báo
cáo kết quả
- Giáo viên hướng dẫn học sinh so
sánh lại với các ý kiến ban đầu của học sinh ở bước 2 để khắc sâu kiến thức.
(Hoạt động Tìm hiểu vật tự phát sáng và vật được chiếu sáng ở bài học này có
thể giảng dạy theo các phương pháp thông thường sử dụng các tranh ảnh trong
SGK)
·
Liên hệ giáo dục:
·
Dặn dò: Yêu cầu HS ghi lại những điều em biết được về
ánh sáng sau bài học vào vở thí nghiệm.
TRỞ VỀ TRANG BÀN TAY NẶN BỘT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét