Tiến trình dạy học theo
phương pháp “Bàn tay nặn bột”
Thưa thầy cô, trong
suốt năm học qua, các thầy cô đã được tập huấn và áp dụng phương pháp bàn tay
nặng bột vào giảng dạy những môn dạng khoa học tự nhiên ( Khoa học - Tự nhiên -
Xã hội ) ở tiểu học. Chắc chắn rằng thầy cô đã làm quen nó . Nhưng hôm nay thầy
cô hãy xem lại 5 bước bắt buộc của phươn pháp " Bàn tay nặn
bột" Cuối bài viết này , tieuhoc.info xin chia sẻ với
thầy cô 2 giáo án Khoa học lớp 4 dạy theo phương pháp mới này. Chúc thầy cô vui
và nhớ ghé thămtieuhoc.info nhé!
Tiến trình dạy học theo
phương pháp “Bàn tay nặn bột”
Bước 1: Tình huống xuất
phát và câu hỏi nêu vấn đề.
- Là một tình huống do
giáo viên chủ động đưa ra như là một cách dẫn nhập vào bài học
- Câu hỏi nêu vấn đề là
câu hỏi lớn của bài học.
- Câu hỏi phải phù hợp
với trình độ học sinh, gây mâu thuẫn nhận thức và kích thích tính tò mò của học
sinh.
- Giáo viên phải dùng
câu hỏi mở, tuyệt đối không được dùng câu hỏi đóng.
Bước 2: Bộc lộ quan
niệm ban đầu của học sinh.
- Giáo viên khuyến
khích học sinh nêu những suy nghĩ, nhận thức ban đầu của mình về sự vật, hiện
tưởng mới.
- Giáo viên cho học
sinh trình bày bằng nhiều hình thức: viết, vẽ, nói, ….
- Giáo viên không nhất
thiết phải chú ý tới các quan niệm đúng, cần phải chú trọng đến các quan niệm
sai.
Bước 3: Đề xuất câu hỏi
hay giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm.
3.1 Đề xuất câu hỏi.
- Từ những khác biệt và
phong phú về biểu tượng ban đầu, GV giúp HS đề xuất câu hỏi.
- GV cần khéo léo chọn
lựa một số biểu tượng ban đầu khác biệt trong lớp từ đó HS đặt câu hỏi
liên quan đế bài học.àđể giúp học sinh so sánh
3.2 Đề xuất phương án
thực nghiệm nghiên cứu.
- Từ những câu hỏi của
HS, GV nêu câu hỏi cho HS đề nghị các em đề xuất thực nghiệm để tìm ra câu trả
lời cho các câu hỏi đó.
- GV ghi chú lên bảng
các đề xuất của HS để các ý kiến sau không trùng lặp.
- Khuyến khích HS tự
đánh giá ý kiến nhau hơn là ý kiến của GV nhận xét.
Bước 4: Tiến hành thực
nghiệm tìm tòi – nghiên cứu
- quan sát
tranh.à mô hình àƯu tiên thực nghiệm trên vật thật
- Từ những khác biệt và
phong phú về biểu tượng ban đầu, GV giúp HS đề xuất câu hỏi.
- GV cần khéo léo chọn
lựa một số biểu tượng ban đầu khác biệt trong lớp từ đó HS đặt câu hỏi
liên quan đế bài học.àđể giúp học sinh so sánh
Bước 5: Kết luận kiến
thức mới
Xin mời thầy cô tải 2
giáo án khoa học lớp 4 soạn theo phương pháp này:
TRỞ VỀ TRANG BÀN TAY NẶN BỘT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét